Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu nhập khẩu (Trang 35 - 38)

1.3.1.1. Môi trường kinh doanh của doanh nhiệp.

Mỗi một doanh nghiệp đều hoạt động trong một môi trƣờng kinh tế - văn hoá - chính trị - xã hội nhất định. Môi trƣờng đó đòi hỏi các nhân tố của nó phải phù hợp với quy luật chung của nó. Nếu đi ra ngoài quy luật đó thì các nhân tố đó không thể tồn tại và phát triển đƣợc. Chính vì vậy cần có sự hoà nhập giữa doanh nghiệp với môi trƣờng kinh doanh. Hoạt động nhập khẩu là một hoạt động cần thiết của nền kinh tế quốc dân nhƣng nó cũng không ra khỏi quy luật chung của sự hoà hợp các nhân tố. Nó đòi hỏi mỗi bƣớc đi phải có sự chọn lọc cẩn thận, nhập khẩu phải thoả mãn nhu cầu trong nƣớc và góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng đất nƣớc. Các nhân tố chủ yếu của môi trƣờng kinh doanh tác động đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp bao gồm: môi trƣờng kinh tế, yếu tố Văn hoá chính trị, yếu tố khoa học công nghệ…

Mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì mức độ tác động của các yếu tố môi trƣờng là khác nhau. Sự tác động ở mức độ nào là do khả năng thích ứng của mỗi doanh nghiệp.

1.3.1.2. Chính sách và công cụ quản lý nhập khẩu của nhà nước.

Nhà nƣớc sử dụng các công cụ và chính sách để điều tiết nền kinh tế, điều tiết hoạt động của các chủ thể tham gia vào nền kinh tế ấy. Trong đó, chính sách và công cụ quản lý nhập khẩu mà nhà nƣớc ban hành là để điều tiết hoạt động nhập khẩu nói chung cũng nhƣ hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu nói riêng của các doanh nghiệp kinh doanh XNK. Những

biện pháp quản lý nhập khẩu chủ yếu mà nhà nƣớc Việt Nam hiện đang áp dụng là:

 Thuế nhập khẩu.

 Hạn nghạch nhập khẩu.

 Tỷ giá và chính sách có liên quan.

Các doanh nghiệp nhập khẩu cần phải biết đƣợc những quy định cụ thể và đặc điểm chính sách quản lý nhập khẩu của nhà nƣớc nhằm đảm bảo kinh doanh theo đúng phƣơng hƣớng, chính sách và luật pháp của quốc gia. Đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc đối với doanh nghiệp nhập khẩu.

1.3.1.3. Luật pháp quốc tế.

Nhƣ chúng ta đã biết, hoạt động nhập khẩu là việc mua bán hàng hoá từ nƣớc ngoài cho nên nó không chỉ chịu sự tác động của luật pháp của các quốc gia tham gia kí kết hợp đồng ngoại thƣơng mà còn chịu sự điều chỉnh của các điều ƣớc quốc tế, các tập quán quốc tế và các tiền lệ án về thƣơng mại.

 Các điều ƣớc quốc tế về thƣơng mại: Là thoả thuận bằng văn bản đƣợc ký kết giữa các quốc gia trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với nhau trong quan hệ TMQT.

 Các tập quán quốc tế về thƣơng mại: Các tập quán quốc tế về thƣơng mại cũng có thể trở thành luật điều chỉnh hoạt động TMQT. Đó là thói quen thƣơng mại phổ biến, đƣợc áp dụng thƣờng xuyên trên phạm vi toàn cầu hoặc từng địa phƣơng mà trên cơ sở đó có thể xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên áp dụng. Nó đƣợc hình thành từ lâu đời trong các quan hệ TMQT, khi đƣợc các chủ thể ký kết hợp đồng mua bán chấp nhận sẽ trở thành nguồn luật điều chỉnh đối với hợp đồng giữa các chủ thể đó với nhau.

 Tiền lệ pháp (án lệ) về thƣơng mại: là các quy tắc pháp luật hình thành từ thực tiễn xét xử của toà án. Tại các nƣớc theo hệ thống luật Anh -

Mỹ, các toà án thƣờng sử dụng một hoặc một số phán quyết của toà án đã công bố để làm khuôn mẫu áp dụng cho việc giải quyết các tranh chấp tƣơng tự.

 Luật quốc gia: Các bên trong quan hệ giao dịch TMQT có thể áp dụng luật quốc gia của một nƣớc bất kỳ để điều chỉnh các giao dịch của mình.

Trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu, doanh nghiệp XNK cần phải hết sức chú ý đến các nguồn luật điều chỉnh này để có thể tiến hành các nghiệp vụ nhập khẩu một cách suôn sẻ, tuân thủ đúng luật pháp quốc tế.

1.3.1.4. Các nhân tố khác.

 Hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

Hoạt động nhập khẩu là hoạt động kinh tế giữa các thƣơng nhân ở các nƣớc cho nên sự xa cách nhau về không gian là đặc điểm nổi bật. Vì vậy, nói đến hoạt động nhập khẩu không thể tách rời hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Với hệ thống giao thông vận tải thuận tiện, an toàn và hệ thống thông tin liên lạc nhanh nhậy, rộng khắp sẽ cho phép các doanh nghiệp tận dụng đƣợc các cơ hội kinh doanh, làm đơn giản hoá các khâu trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu, giảm bớt các chi phí và rủi ro, nâng cao tính kịp thời, nhanh gọn trong quá trình nhập khẩu.

 Sự phát triển của ngành bảo hiểm.

Nghiệp vụ mua bảo hiểm đã trở thành một trong những nghiệp vụ cơ bản, không thể thiếu trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng XNK. Do đó, sự phát triển của ngành bảo hiểm cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng XNK của các doanh nghiệp. Một quốc gia có ngành bảo hiểm phát triển sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ở quốc gia đó thực hiện nghiệp vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá XNK của mình một cách dễ dàng hơn. Bởi vì khi đó doanh nghiệp XNK sẽ có điều kiện để lựa chọn đƣợc điều

kiện bảo hiểm thích hợp cho hàng hoá của mình và thuận tiện hơn cho doanh nghiệp trong việc khiếu nại bồi thƣờng khi có sự thiếu hụt hoặc hƣ hỏng hàng hoá trên đƣờng vận chuyển, từ đó giúp cho quyền lợi của doanh nghiệp XNK đƣợc bảo đảm hơn.

 Hệ thống tài chính ngân hàng.

Hệ thống tài chính ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc quản lý, cung cấp vốn, giúp các doanh nghiệp trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế và các cảnh báo cho doanh nghiệp khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Các mối quan hệ, uy tín, nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng của ngân hàng rất thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động nhập khẩu bảo đảm đƣợc lợi ích của mình. Trong nhiều trƣờng hợp, do có uy tín với ngân hàng, doanh nghiệp có thể đƣợc ngân hàng bảo lãnh hay cho vay với khối lƣợng vốn lớn, kịp thời tạo điền kiện cho các doanh nghiệp chớp lấy những cơ hội làm ăn hấp dẫn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Một phần của tài liệu nhập khẩu (Trang 35 - 38)