Sức khoẻ, thâm niên cơng tác

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá chất lượng cán bộ, công chức huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam (Trang 51 - 63)

II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CƠNG CHỨC CẤP CƠ SỞ HUYỆN

5.Sức khoẻ, thâm niên cơng tác

Sức khỏe là yếu tố khơng thể thiếu đối với bất kỳ người nào và hoạt động nào. Nhìn chung cán bộ, cơng chức cấp xã của huyện đều cĩ thể lực, sức khỏe tốt do cơng tác tuyển chọn và khám sức khỏe được tiến hành nghiêm túc, đồng thời cơng tác chăm sĩc sức khỏe được tiến hành thường xuyên trên các xã của địa bàn huyện. Đây là cơ sở cho việc thực thi cơng việc của cán bộ, cơng chức được hiệu quả, đạt chất lượng cao. Với tỷ lệ nam là 83,5% thường cĩ sức khỏe tốt hơn, cường độ làm việc cao hơn nữ nên cĩ thể đảm bảo chất lượng hoạt động cơng vụ của cấp cơ sở.

Về thâm niên cơng tác, gắn liền với độ tuổi của cán bộ, cơng chức. Đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã của huyện chưa được trẻ hĩa, độ tuổi phổ biến nhất là từ 46 – 55 tuổi, chiếm đến 50% số cán bộ, cơng chức hiện cĩ. Độ tuổi từ 36 – 45 chiếm tỷ lệ ít hơn, chiếm 25,9%. Dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ rất ít, chỉ 12,5%. Tương đương với độ tuổi ấy, thâm niên chức vụ của cán bộ, cơng chức cấp xã của huyện cũng khá cao. Chiếm tỷ lệ cao nhất là nhĩm cán bộ, cơng chức cĩ thâm niên từ 11 –20 năm, chiếm 36,6%. Dưới 5 năm, chỉ chiếm 25,3% và từ 6 – 10 năm là 27,4%. Nếu như ở nhiều nơi khác, thâm niên chức vụ trên 20 năm chiếm tỷ lệ rất thấp thì ở cấp cơ sở của huyện chiếm đến 10,7%, gần bằng một nửa so với số người cĩ thâm niên dưới 5 năm. Chứng tỏ đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp cơ sở của huyện rất dày dạn kinh nghiệm trong cơng tác. Cần phải tận dụng kinh nghiệm của đội ngũ này đặc biệt trong việc bố trí sắp xếp cơng việc để họ cĩ thể truyền bá những kiến thức, kinh nghiệm hiện cĩ cho lớp cán bộ, cơng chức trẻ hơn. Tuy nhiên, đây là một cơ cấu bất hợp lý cho việc nâng cao chất lượng cán bộ, cơng chức cấp cơ sở gắn với việc trẻ hĩa đội ngũ này. Trong hệ thống bộ máy chính quyền, đặc biệt là

cấp xã, cấp tiếp xúc nhiều với dân nhất nếu khơng nhanh nhẹn, nhạy bén với những sự thay đổi của đời sống kinh tế - xã hội, thì rất dễ rơi vào chủ nghĩa bảo thủ, lạc hậu, làm cho bộ máy chây ỳ và hoạt động kém hiệu quả.

III. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ VỀ CHẤT LƯỢNG CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CƠNG CHỨC CẤP CƠ SỞ HUYỆN NƠNG SƠN

Những hạn chế về trình độ được đề cập ở trên là rất cơ bản và cấp bách đối với đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở hiện nay. Xét trên nhiều phương diện thì những hạn chế này khơng chỉ mang yếu tố khách quan mà cịn mang yếu tố chủ quan.

1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp cơ sở huyện Nơng Sơn được hình thành từ nguồn chủ yếu là những người trưởng thành từ phong trào địa phương và bộ đội xuất ngũ. Những người trưởng thành từ phong trào địa phương là những cá nhân năng nổ, nhiệt tình và cĩ nhiều đĩng gĩp cho các hoạt động phong trào của địa phương. Qua quá trình rèn luyện, phấn đấu họ trở thành những hạt nhân chủ chốt của chính quyền cấp cơ sở. Đây là con đường chủ yếu hình thành đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Như vậy, cĩ thể thấy những người này đều là những cá nhân nổi trội từ phong trào địa phương, cĩ nhiệt tình cơng tác, cĩ phẩm chất lãnh đạo… Tuy nhiên, họ lại khơng được đào tạo một cách bài bản nên trình độ cịn rất nhiều hạn chế.

Thứ hai, do độ tuổi của đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp cơ sở của huyện Nơng Sơn khá cao. Theo thống kê cĩ 287/328 cán bộ, cơng chức (chiếm 87,5%) cĩ độ tuổi từ 36 trở lên. Do cĩ gần 90% tổng số cán bộ, cơng chức được sinh trước năm 1970 – là giai đoạn đất nước cịn đang đối mặt với rất nhiều khĩ khăn, giáo dục chưa phát triển…Vì vậy mà thâm niên cơng tác của cán bộ, cơng chức cao. Độ tuổi và thâm niên cơng tác như vậy đã ảnh hưởng tới trình độ cũng như chất lượng thực thi cơng vụ của đội ngũ cán bộ, cơng chức.

Thứ ba, do điều kiện kinh tế – xã hội ở miền núi cịn rất nhiều khĩ khăn mà các chế độ tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, cơng chức cấp cơ sở khơng đủ đảm bảo cuộc sống bản thân và gia đình họ. Người cán bộ, cơng chức cấp cơ sở ngồi cơng việc của xã, của thơn cịn phải chăm lo phát triển kinh tế gia đình. Mặt khác, trước khi cĩ chế độ tiền lương họ chỉ được hưởng mức sinh hoạt phí. Mà mức phụ

cấp này rất thấp, chỉ cĩ tác dụng hỗ trợ chi phí trong sinh hoạt hàng ngày dù mức sống ở miền núi khơng cao. Vì vậy, vấn đề học tập để nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp cơ sở gặp rất nhiều khĩ khăn.

Thứ tư, do chất lượng bầu cử HĐND cấp xã khơng cao. Phần lớn cán bộ,cơng chức cấp cơ sở là người địa phương, được hình thành chủ yếu bằng con đường bầu cử. Do tính cục bộ địa phương cùng với sự ảnh hưởng của các dịng họ lớn cĩ địa vị, uy tín trong xã nên nhiều nơi những người cĩ tài, cĩ đức, cĩ trình độ cao hơn lại khơng được bầu mà người được bầu lại là những người trong các dịng họ lớn, dịng họ cĩ uy tín, hay là người làng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, trình độ của đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp cơ sở tồn huyện

Thứ năm, do cơ chế tuyển dụng cán bộ chuyên mơn cấp xã trước đĩ để lại: Do Nhà nước chưa ban hành một quy chế tuyển dụng cơng chức cấp xã một cách chính thức. Theo Nghị định số 114/2003/NĐ – CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, cơng chức cấp xã, phường, thị trấn thì thẩm quyền tổ chức thi tuyển cơng chức cấp xã do cấp huyện tiến hành. Tuy nhiên, cho đến nay chưa cĩ một văn bản chính thức về quy chế thi tuyển cơng chức cấp xã áp dụng trên tồn quốc, một số địa phương đã ban hành quy chế thi tuyển cơng chức cấp xã tạm thời. Nhưng do hầu hết các xã chưa cĩ sự biến động lớn về mặt nhân sự và cấp huyện chưa cĩ kinh nghiệm trong việc tổ chức thi tuyển nên hầu hết các địa phương chưa tiến hành thi tuyển. Trước kia, vì chưa cĩ một cơ chế tuyển dụng cơng chức cấp xã chính thức nên đội ngũ cơng chức chuyên mơn cấp cơ sở được hình thành từ nhiều con đường khác nhau. Thứ nhất, do gián tiếp từ con đường bầu cử: một người được hiệp thương đưa ra ứng cử để bầu vào HĐND, nhưng kết quả lại khơng trúng cử. Cán bộ chuyên trách khi khơng được bầu lại được bố trí sang làm cơng chức. Chính vì vậy, đội ngũ cơng chức cấp cơ sở thường xuyên luân chuyển, khơng được chuyên nghiệp hố. Thứ hai, do ảnh hưởng của cơ chế “xin – cho”, “thân quen” nên một bộ phận cơng chức chuyên mơn cấp xã khi chưa được đào tạo đã được nhận vào làm, sau đĩ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng (chủ yếu theo hình thức ngắn hạn hay tại chức). Chính điều này cũng ảnh hưởng đến trình độ chuyên mơn nghiệp vụ chưa đáp ứng nhu cầu cơng việc là tương đối phổ biến.

Thứ sáu, do chính sách đào tạo, bồi dưỡng chưa tồn diện, cịn nhiều hạn chế. Hiện nay, vấn đề đào tạo bồi dưỡng cán bộ, cơng chức cấp cơ sở của huyện Nơng Sơn vẫn phụ thuộc hồn tồn vào cấp trên. Điều đĩ cĩ nghĩa là khi cấp trên cĩ chỉ tiêu hay hướng dẫn mở lớp đào tạo, bồi dưỡng thì huyện mới cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng. Bản thân huyện Nơng Sơn chưa tự tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, mà chỉ tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp cơ sở của huyện. Mặt khác, huyện cũng chưa cĩ chính sách hỗ trợ, động viên thêm cho cán bộ, cơng chức ngồi trợ cấp của tỉnh khi đi đào tạo, bồi dưỡng. Chính vì vậy, trong những năm trước, khi chưa cĩ quy định tiêu chuẩn cụ thể về trình độ, đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp cơ sở của huyện chưa thực sự nhiệt tình, chưa cĩ động lực để đi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tại trường chính trị tỉnh.

Thứ bảy, do chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài cùng với điều kiện làm việc tại cơng sở cấp xã chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút lực lượng sinh viên các trường cao đẳng, đại học về làm việc tại cấp cơ sở. Chính sách khuyến khích của tỉnh Quảng Nam là nếu sinh viên tốt nghiệp các trường đại học chính quy cĩ nguyện vọng về làm việc tại cấp xã sẽ được vào ngay biên chế nhà nước, khơng phải qua các kỳ thi tuyển cơng chức nếu xã đĩ cĩ nhu cầu. Tuy nhiên, do điều kiện và phương tiện làm việc của cơng sở cấp xã cịn nghèo nàn, lạc hậu; do tâm lý của sinh viên khơng muốn về cơ sở làm việc vì nhiều lý do nên hiện nay tỷ lệ cán bộ ,cơng chức cấp cơ sở cĩ bằng đại học chính quy cịn rất ít.

Thứ tám, do Nhà nước chưa cĩ một cơ chế kiểm sốt thực sự cĩ hiệu lực về vấn đề bắt buộc nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp cơ sở. Mặc dù đội ngũ cán bộ cấp xã được xác lập địa vị là cán bộ, cơng chức trong biên chế Nhà nước kể từ Pháp lệnh cán bộ cơng chức sửa đổi, bổ sung năm 2003 và những quy định tiêu chuẩn cụ thể về trình độ cán bộ, cơng chức cấp cơ sở được quy định trong Quyết định 04/2004/QĐ – BNV nhưng việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp cơ sở (trong đĩ cĩ vấn đề chuẩn hố cán bộ, cơng chức cấp cơ sở) trong thực tế của các xã thuộc huyện Nơng Sơn cịn chưa nghiêm túc, chưa cĩ hiệu quả, gặp nhiều khĩ khăn, vướng mắc từ nhiều nguyên nhân khác nhau (do cán bộ, cơng chức cấp cơ sở huyện chưa thấy hết được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ, năng lực cho bản thân; do việc rà sốt, đánh

giá, tổng hợp và báo cáo về số lượng cán bộ, cơng chức cơ sở chưa đạt chuẩn của các xã thuộc huyện cịn chậm và thiếu chính xác; do chưa cĩ cơ chế để bắt buộc cán bộ, cơng chức cấp cơ sở phải đạt chuẩn và nâng cao trình độ,…

Ngồi ra, do Nhà nước quy định tiêu chuẩn về trình độ học vấn của nhĩm đối tượng trưởng các đồn thể là tốt nghiệp THCS trở lên, đây là một mức chuẩn thấp, trực tiếp ảnh hưởng đến trình độ, chất lượng chung của đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp cơ sở.

2. Nguyên nhân chủ quan

Ngồi các nguyên nhân khách quan khơng thuộc về bản thân người cán bộ, cơng chức cấp cơ sở nêu ở trên cịn cĩ nguyên nhân thuộc về chính bản thân họ. Mà nguyên nhân này cĩ ảnh hưởng quyết định và trực tiếp nhất tới chất lượng của đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp cơ sở.

Phần lớn, đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp cơ sở của huyện Nơng Sơn trưởng thành từ cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp cũ cộng với những khĩ khăn trong đời sống kinh tế đã hình thành trong đội ngũ này thĩi quen trơng chờ, ỷ lại, dựa dẫm vào cấp trên, sức ỳ lớn, kém năng động, sáng tạo và ảnh hưởng lớn tới nhu cầu học tập nâng cao trình độ của họ.

Vấn đề nhận thức hay ý thức trách nhiệm của cán bộ, cơng chức cấp cơ sở chưa cao. Việc này lại chủ yếu do cơ chế, do những điều kiện khách quan như trên đã phân tích đem lại.

Trên đây là những nguyên nhân chủ quan hay khách quan, trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến trình độ của đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp cơ sở của huyện Nơng Sơn tỉnh Quảng Nam. Đứng trước địi hỏi của sự phát triển của đất nước cũng như vấn đề xây dựng và hồn thiện bộ máy Nhà nước thì yêu cầu bức thiết đặt ra là phải nâng cao chất lượng, hiệu quả của các ngành, các cấp trong đĩ chính quyền cơ sở mà đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp cơ sở là nịng cốt. Muốn đạt được mục tiêu trên thì phải nâng cao trình độ để nâng cao chất lượng và năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp cơ sở. Và để đạt được điều này khơng những cần cĩ sự quan tâm của Nhà nước mà chính bản thân đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp cơ sở cũng phải nỗ lực rất nhiều để nâng cao trình độ, đáp ứng tiêu chuẩn do Nhà nước quy định và hồn thành tốt cơng việc được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phĩ.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CƠNG CHỨC CẤP CƠ SỞ

HUYỆN NƠNG SƠN

I. CƠ SỞ ĐỂ ĐƯA RA KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CƠNG CHỨC CẤP CƠ SỞ HUYỆN NƠNG SƠN

1. Dựa trên quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ cơng chức cấp cơ sở

Cán bộ cơng chức là nhân tố con người, là nhân tố quan trọng nhất trong hệ thống chính trị nĩi chung và bộ máy nhà nước nĩi riêng. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Cán bộ là cái gốc của cơng việc” và “Cán bộ quyết định hết thảy”, “Cơng việc thành cơng hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Do đĩ, để xây dựng và hồn thiện Nhà nước của dân, do dân và vì dân, một xã hội Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ và văn minh thì vấn đề đầu tiên là xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, trong đĩ cĩ đội ngũ cán bộ cơng chức cấp cơ sở đủ đức, đủ tài để thực hiện mục tiêu trên.Trong Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khố VIII đã xác định quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đổi mới như sau:

- Phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Cơng tác cán bộ được đổi mới cĩ vai trị quyết định thực hiện thắng lợi mục tiêu đĩ. Mặt khác, quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là mơi trường thực tiễn để rèn luyện, tuyển chọn đào tạo cán bộ nâng cao phẩm chất, kiến thức, năng lực của đội ngũ cán bộ.

- Quán triệt quan điểm giai cấp cơng nhân của Đảng, phát huy truyền thống yêu nước và đồn kết dân tộc. Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng lập trường, quan điểm, ý thức tổ chức của giai cấp cơng nhân cho đội ngũ cán bộ. Đồng thời tăng

cường số cán bộ xuất thân từ cơng nhân, trước hết là cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị các cấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phát huy truyền thống yêu nước, đồn kết, tập hợp rộng rãi các loại cán bộ, trọng dụng nhân tài, khơng phân biệt đảng viên hay người ngồi Đảng, dân tộc, tơn giáo, người ở trong nước hay người Việt Nam định cư ở nước ngồi; khơng định kiến với những người cĩ sai lầm trong quá khứ nay đã hối cải và sửa chữa. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của đội ngũ cán bộ cách mạng để xây dựng các thế hệ cán bộ hiện tại và tương lai.

- Gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng tổ chức và đổi mới cơ chế, chính sách. Xây dựng đội ngũ cán bộ và xây dựng tổ chức, đổi mới cơ chế, chính sách, phương thức, lề lối làm việc cĩ quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau. Cĩ

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá chất lượng cán bộ, công chức huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam (Trang 51 - 63)