Phân lập các chủng vi sinh vật

Một phần của tài liệu đa dạng sinh học của hệ vi sinh vật trên gỗ trầm hương khánh hòa (Trang 28 - 29)

Các bước tiến hành:

Quy trình phân lập được thực hiện theo các bước sau:  Chuẩn bị mẫu

 Đồng nhất mẫu  Pha loãng  Cấy trang  Cấy ria

 Chuẩn bị mẫu, đồng nhất, pha loãng mẫu: cân 0,1212 g mẫu (gỗ Trầm hương) cho vào bình tam giác 100 ml, bổ sung thêm 1,1 ml nước muối sinh lý để có độ pha loãng 10-1, dùng đũa thủy tinh để làm dập mẫu, dịch mẫu đồng nhất được tiếp tục pha loãng theo dãy thập phân bằng cách dùng micropipet và đầu tip vô trùng chuyển 1 ml mẫu 10-1 sang ống nghiệm chứa 9 ml nước muối sinh lý được dung dịch mẫu có độ pha loãng là 10-2. Tiếp tục pha loãng như vậy thành các nông độ từ 10-3 đến 10-6.

 Cấy trang: hút 0,1 ml mẫu từ các nồng độ cho vào môi trường thạch dinh dưỡng TSA đã chuẩn bị trong các đĩa petri vô trùng, dùng que cấy trang trang đều lên bề mạt đĩa thạch. Các thao tác pha loãng, đổ đĩa thạch và cấy mẫu được thực hiện trong tủ cấy vô trùng. Sau đó úp ngược các đĩa petri đã được cấy mẫu vào tủ ấm 37oC. Sau 24 h đọc kết quả

 Cấy ria: dùng que cấy ria lấy sinh khối từ các khuẩn lạc riêng lẻ khác nhau, ria lên bề mặt thạch dinh dưỡng TSA đã chuẩn bị trong các đĩa petri vô trùng, ủ ở 37oC, 24 h đọc kết quả.

 Xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí

Để định lượng tổng số vi khuẩn hiếu khí trong mẫu gỗ Trầm hương, chúng tôi dùng phương pháp đếm khuẩn lạc bằng cách cấy trang trên môi trường thạch TSA… Quy trình phân tích gồm chuẩn bị mẫu, cấy mẫu và tính kết quả (Trần Linh Thước, 2008)

Tính kết quả: đếm tất cả số khuẩn lạc có mặt trên đĩa sau khi ủ. Chọn các đĩa có số khuẩn lạc từ 25-250 để tính kết quả. Mật độ tổng số vi khuẩn hiếu khí trong 1g hay 1ml mẫu được tính như sau:

N

A= (cfu/ml hoặc cfu/g) n1Vf1 +...+ niVfi

Trong đó:

 A: số tế bào (đơn vị hình thành khuẩn lạc) vi khuẩn trong 1g hay 1ml mẫu

 N: tổng số khuẩn lạc đếm được trên tất cả các đĩa đã chọn  V: thể tích dịch mẫu (ml) cấy vào trong mỗi đĩa

 ni: số lượng đía cấy tại độ pha loãng thứ i  fi: độ pha loãng tương ứng

Một phần của tài liệu đa dạng sinh học của hệ vi sinh vật trên gỗ trầm hương khánh hòa (Trang 28 - 29)