Hoạt động tài chính, nội dung và nhiệm vụ phân tích 1) Khái niệm và ý nghĩa

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 159 - 160)

1) Khái niệm và ý nghĩa

- Khái niệm: Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt

động sản xuất kinh doanh. Nó giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ.

- Ý nghĩa:

+ Phân tích hoạt động tài chính mà nội dung chủ yếu là phân tích các Báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra đối chiếu và so sánh số liệu về tình hình tài chính hiện hành với quá khứ. Thông qua phân tích, các nhà quản trị DN thấy được thực trạng tài chính hiện tại và những dự đoán cho tương lai, trên cơ sở đó để có những biện pháp tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu của doanh nghiệp.

+ Phân tích các báo cáo tài chính rất được nhiều đối tượng quan tâm như các nhà quản lý, các chủ sở hữu, hay người cho vay....Mỗi nhóm người này khi phân tích có xu hướng tập trung vào các khía cạnh khác nhau, nhưng lại thường liên quan với nhau về bức tranh thực trạng tài chính của DN.

Tóm lại, phân tích các báo cáo tài chính nhằm mục đích phản ánh tính sinh

động của các “con số” trong báo cáo để những người sử dụng chúng có thể đánh giá đúng tình hình tài chính của DN.

2) Nguyên tắc của hoạt động tài chính

Ðể hoạt động tài chính của DN đi đúng hướng phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Hoạt động tài chính phải nhằm đảm bảo hoàn thành được mục tiêu. Mục tiêu của hoạt động tài chính phải nhằm giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế với Nhà nước, với các DN và công nhân viên trong DN.

- Hoạt động tài chính trong DN phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, có hiệu quả. Nguyên tắc này có nghĩa là hoạt động tài chính phải đảm bảo đủ số vốn tối thiểu cần thiết cho sản xuất và lưu thông, đồng thời phải sử dụng vốn đó một cách hợp lý vào các khâu, các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả

kinh doanh cao nhất.

- Hoạt động tài chính trong DN phải đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc, chếđộ; có nghĩa là hoạt động tài chính phải tuân thủ các chếđộ tài chính - tín dụng, pháp luật về tài chính, kỹ luật tính toán, cấp phát và chỉ tiêu theo đúng chế độ của Nhà nước, không sai phạm về các quy định, vay trả tiền theo đúng chế độ tín dụng, không chiếm dụng vốn của đơn vị khác, không kéo dài dây dưa nợ nần với các đơn vị và cơ quan tài chính.

3) Nhiệm vụ và nội dung phân tích hoạt động tài chính

- Nhiệm vụ phân tích tài chính ở DN là căn cứ trên những nguyên tắc về tài chính để phân tích đánh giá tình hình, thực trạng và những triển vọng của hoạt động tài chính, vạch rõ những mặt tích cực và tồn tại của việc thu chi tiền tệ, xác định

nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố. Trên cơ sởđó đề ra biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Nội dung phân tích bao gồm:

+ Phân tích khái quát tình hình tài chính của DN. + Phân tích tình hình đảm bảo vốn và nguồn vốn. + Phân tích công nợ, tình hình và khả năng thanh toán. + Phân tích tình hình luân chuyển vốn

+ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và việc bảo toàn vốn trong DN + Dựđoán nhu cầu tài chính

II. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

- Mục đích: Phân tích chung tình hình tài chính của DN nhằm đánh giá kết quả

và trạng thái tài chính của DN cũng như dự tính được những rủi ro và tiềm năng tài chính trong tương lai.

- Phương pháp phân tích: So sánh mức biến động mỗi khoản mục cũng như

mức thay đổi tỷ trọng mỗi khoản mục giữa các kỳ khác nhau ở cả hai bên của Bảng cân đối kế toán.

- Khi phân tích Bảng cân đối kế toán, chúng ta cần phải chú ý chú ý các mối quan hệ sau:

+ Tỷ số nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn.

Sự tăng hay giảm tỷ trọng này phản ánh sự tăng hay giảm tính tự chủ về tài chínhcủa DN. Nếu tỷ trọng vốn chủ sở hữu thấp, sự phụ thuộc về tài chính của DN vào các khách hàng càng lớn.

+ Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay trung hạn và dài hạn.

Tỷ trọng này càng lớn, phản ánh sự ổn định về tài chính trong niên khoá tài chính và trong tương lai gần.

+ Tỷ trọng các khoản phải thu và phải trả.

Khi xem xét 2 khoản mục này luôn cần lưu ý: Tỷ trọng của chúng càng lớn càng gây ảnh hưởng lớn cho tài chính, đặc biệt trong điều kiện lạm phát. Nhóm khoản mục này thường chứa đựng khả năng nợ khó đòi, gây tổn thất về tài chính cho DN.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 159 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)