II. Một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty
2. Một số kiến nghị với Nhà nước
2.2. Hoàn thiện cơ sở pháp luật cho hoạt động đấu thầu
* Hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu cho đầy đủ và có các chế tài rõ ràng tạo điều kiện cho việc thực hiện quy trình đấu thầu và có cơ
sở pháp lý để xử phạt các hành vi vi phạm quy chế đấu thầu. Như vậy quy chế đấu thầu sẽ được chấp hành nghiêm chỉnh hơn.
* Giảm bớt tầng, nấc phê duyệt và thẩm định đấu thầu tránh làm mất thời gian và nâng cao hiệu quả trong đấu thầu.
* Cần có những quy định chi tiết để đảm bảo sân chơi đầy đủ cho mọi nhà thầu
và tạo cơ sở cạnh tranh công khai. Trong hồ sơ mời thầu không được đưa ra
những yêu cầu mang tính định hướng. Về nội dung phải nêu đủ chi tiết, rõ ràng
(VD: địa điểm xây dựng công trình, cung cấp hàng hoá, lịch thực hiện hoặc thời
gian hoàn thành các công việc, yêu cầu về tính năng kỹ thuật, yêu cầu bảo hành, bảo dưỡng, yêu cầu kinh nghiệm, phương pháp, tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng).
Các bản vẽ phải đầy đủ và phù hợp với thuyết minh yêu cầu kỹ thuật. Nhà nước
cần siết chặt công tác kiểm tra chất lượng, bao gồm chất lượng tư vấn, thiết kế
kiểm định giám sát, nghiệm thu. Mỗi khâu đều phải quy định cụ thể trách nhiệm,
tiêu chuẩn và biện pháp chế tài. Đấu thầu và quản lý dự án là các khâu có liên quan chặt chẽ với nhau cần quản lý chặt chẽ các khối lượng phát sinh, điều
chỉnh. Tách quản lý Nhà nước ra khỏi quản lý doanh nghiệp; xoá
bỏ chế độ bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản; các bộ không quản lý, không phân biệt doanh nghiệp TW hay địa phương. Nhà nước cũng nên xem xét lại việc giao cho các địa phương, bộ, ngành không có đủ chuyên gia về xây dựng làm
Hình thành các công ty quản lý dự án, công ty tư vấn thiết kế, giám định độc lập với các bộ, ngành sẽ là một trong các biện pháp tốt nhằm thực hiện chủ trương đổi mới quản lý doanh nghiệp và xây dựng cơ bản.
Cần có các biện pháp chống phá giá trong đấu thầu: Cần hiểu đấu thầu chỉ là 1 phương thức để lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính
đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện gói thầu. Còn khâu quan trọng có tính chất
quyết định là khâu hợp đồng và quản lý việc thực hiện hợp đồng mới đem lại
hiệu quả trực tiếp về tiến độ, chất lượng và giá cả của gói thầu. Để khắc phục
những lầm lẫn tiêu cực của nhà thầu trong đấu thầu cũng như trong lĩnh vực đầu tư xây dựng hiện nay, cần có nhận thức rõ ràng hơn về đặc điểm của quá trình sản xuất xây dựng và sản phẩm xây dựng. Sản phẩm xây dựng mang tính đơn
chiếc và quá trình sản xuất thường theo chu kỳ dài do đó phải áp dụng những phương pháp quản lý phù hợp cho từng sản phẩm xây dựng. Mọi cách áp đặt phương pháp quản lý sản xuất kiểu hàng loạt của sản phẩm công nghiệp cho sản
KẾT LUẬN
Đối với một doanh nghiệp xây dựng trong cơ chế thị trường, việc nâng cao năng lực thắng thầu là một vấn đề sống còn, nó quyết định sự tồn tại và phát triển
của cả doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp cần phải có những cán bộ chuyên trách, am hiểu thực sự về công tác đấu thầu, họ phải học hỏi về kinh nghiệm đấu thầu
quốc tế để tiếp cận được với những công trình lớn.
Trên đây là một phần kiến thức lý luận về đấu thầu trong xây dựng và một
phần kiến thức mà em đã thu nhận được trong quá trình học tập và rèn luyện tại
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Mạnh Tường. - Đấu thầu cạnh tranh quốc tế để xây dựng công trình và chuyển giao công nghệ – Nhà xuất bản TP.HCM – 1993.
2.Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân - Giáo trình Chính sách kinh tế – xã hội Đoàn Thị Thu Hà & Nguyễn Thị Ngọc Huyền – NXB Khoa học & Kỹ Thuật – 2000.
3. Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân - Giáo trình Khoa học Quản lý- Đoàn Thị
Thu Hà & Nguyễn Thị Ngọc Huyền – NXB Khoa học & Kỹ Thuật – 2002.
4. Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân – Giáo trình Hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước – PGS.TS Mai Văn Bưu - Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật – 2001 – Hà Nội.
5.Tạp chí xây dựng số 440 tháng 10 – hoàn thiện cơ chế đấu thầu để nước ta
có một thị trường xây dựng hoàn chỉnh – Nguyễn Hoàng Công.
6. Tạp chí xây dựng số 12 tháng 12 năm 2002 – Chống phá giá trong đấu
thầu xây dựng – Trần Trịnh Tường.
7. Tạp chí xây dựng số 10 năm 2002 – cải cách thủ tục hành chính và phân cấp đấu thầu – Phạm Hữu Minh.
8.Tạp chí xây dựng – số 9 năm 2001 – Xây dựng tiêu chuẩn năng lực nhà thầu nhằm đáp ứng tiến trình hội nhập khu vực và thế giới – Hoàng Thọ Vinh.
9.Tạp chí xây dựng số 7 năm 2001 – Quy chế đấu thầu – Những vấn đề bức
xúc – Trần Trịnh Tường.
10.Tạp chí xây dựng số 7 năm 2001 – Bỏ thầu giá thấp, hiện tượng không
bình thường trong đấu thầu xây dựng – Vũ Gia Quỳnh.
11.Tạp chí xây dựng số 1 năm 2001 – Giá sàn trong đáu thầu xây dựng -
Đặng Văn Dựa.
12.Tạp chí xây dựng số 7 năm 2003 – Kế hoạch đấu thầu đối với dự án
MỤC LỤC
Chương 2: Lý luận về đấu thầu xây lắp và năng lực đấu thầu xây lắp ... ..1
I. Tổng quan về đấu thầu Xâylắp.....1
1. Khái niệm và bản chất của đấu thầu Xây lắp. ... 2
1.1. Khái niệm. ... 2
1.2.Bản chất của đấu thầu. ... 2
2. Các hình thức đấu thầu... 3
3. Vai trò của đấu thầu xây lắp. ... 3
3.1.Đối với nhà thầu. ... 4
3.2.Đối với chủ đầu tư. ... 4
3.3.Đối với Nhà nước và xã hội. ... 4
4. Các nguyên tắc trong đấu thầu. ... 5
5. Quy trình đấu thầu. ... 6
5.1. Tìm kiếm thông tin phục vụ công tác đấu thầu. ... 7
5.2. Gặp gỡ ban đầu với chủ đầutư và tham gia sơ tuyển (nếu có). ... 7
5.3. Lập hồ sơ dự thầu. ... 7
5.4. Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia dự thầu. ... 10
5.5. Thương thảo và ký kết hợp đồng (nếu trúng thầu)... 10
II. Năng lực đấu thầu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp. ... 10
1. Khái niệm năng lực đấu thầu xây lắp. ... 10
2. Những yếu tố quyết định năng lực đấu thầu của doanh nghiệp xây lắp. ... 11
2.2. Năng lực sản xuất. ... 11
2.4. Năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D). ... 13
2.5. Năng lực nguồn nhân lực. ... 14
3. Những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực đấu thầu của doanh nghiệp. ... 15
3.1. Bối cảnh kinh tế. ... 15
3.2. Chính sách đấu thầu của nhà nước. ... 15
Chương II: Phân tích năng lực đấu thầu củaCông ty Xây lắp 665....15
I.Thực trạng hoạt động đấu thầu của công ty xây lắp 665...15
1.Kết quả đấu thầu một số công trình. ... 16
2. Nhận xét về công tác đấu thầu của Công ty Xây lắp 665 ... 18
3.Công tác lập hồ sơ dự thầu tại công ty Xây lắp 665 ... 24
4.Việc nộp hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu. ... 27
5.Thương thảo và ký kết hợp đồng (nếu trúng thầu). ... 27
III. Năng lực đấu thầu của Công ty Xây lắp 665. ... 27
1. Năng lực đấu thầu. ... 28
1.1. Năng lực Marketing ... 28
1.2. Năng lực sản xuất. ... 28
1.3. Năng lực tài chính. ... 34
1.4. Năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D). ... 36
1.5. Năng lực nguồn nhân lực. ... 36
2. Đánh giá tổng thể về năng lực đấu thầu của công ty xây lắp 665. ... 38
2.1. Điểm mạnh. ... 38
2.2. Điểm yếu. ... 39
2.3. Nguyên nhân. ... 39
Chương III: Một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty Xây lắp 665...41
I. Phương hướng nâng cao năng lực đấu thầu của công ty xây lắp 665. ... 42
1. Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường. ... 42
2. Nâng cao năng lực nguồn nhân lực. ... 43
3. Thành lập bộ phận R&D. ... 43
II. Một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty Xây lắp 665 ... 43
1.Về phía công ty ... 43
1.1. Thành lập bộ phận Marketing. ... 43
1.2.Nâng cao năng lực sản xuất. ... 44
1.3. Nâng cao năng lực tài chính. ... 46
1.4. Thành lập bộ phận R&D. ... 46
1.5. Nâng cao năng lực nguồn nhân lực. ... 46
2. Một số kiến nghị với Nhà nước. ... 50
2.1.Hoàn thiện chính sách đấu thầu... 50
2.2. Hoàn thiện cơ sở pháp luật cho hoạt động đấu thầu. ... 51
Kết luận......51