Phân tích phương sai:

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái và lạm phát mục tiêu (Trang 43 - 46)

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.3 Phân tích phương sai:

Tuy hàm phản ứng đẩy (impulse responses) cho ta những nhận định tổng quan về mức độ tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái lên giá nội địa, nhưng nó không thể hiện được biến động

của tỷ giá hối đoái cụ thể là đóng góp bao nhiêu trong việc giải thích biến động của giá nội địa.

Do đó, để đánh giá tầm quan trọng của biến động tỷ giá lên biến động của giá cả, các tác giả đã thực hiện phương pháp phân tích phương sai? (variance decomposition) cho các chỉ số giá

nội địa (domestic price indexes). Họ bắt đầu giải thích bằng việc kiểm tra mức độ tác động

của biến động tỷ giá đến biến động giá hàng hóa tiêu dùng với việc sử dụng mô hình VAR 5 biến (5 variance VAR). theo bảng dưới đây

Bảng 1: Phần trăm của biến dự báo chỉ số CPI được quy cho biến động của tỷ giá gây ra

(với mô hình 5 biến số)

Bảng trên cho thấy mức biến động của tỷ giá đóng góp rất đáng kể trong việc giải

thích sự dao động của chỉ số giá tiêu dùng tại các quốc gia có đặt ra lạm phát mục tiêu. Những kết quả trong bảng trên còn cho thấy rằng sự đóng góp của biến động tỷ giá đến biến động của giá tiêu dùng giảm xuống sau khi các nuớc thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu,

trong khi đó nó sẽ tăng ở những nước ko đặt ra lạm phát mục tiêu sau năm 1999. Những biến động của tỷ giá hối đoái ( sau 20 quý ) giải thích 19.21% biến thiên của giá tiêu dùng ở các nước trước khi áp dụng lạm phát mục tiêu . Tỉ lệ này giảm xuống còn 11.82 % sau khi các

nước này áp dụng lạm phát mục tiêu. Ở những nước không đặt ra lạm phát mục tiêu thì những biến động của tỷ giá giải thích 0.92% biến thiên của giá tiêu dùng trước 1999, và tỉ lệ

Bảng 2 : Phần trăm thay đổi của biến chỉ số giá tiêu dùng (biến dự báo lạm phát) được

gây nên bởi sự biến động của tỷ giá hối đoái tại các nước có áp dụng lạm phát mục tiêu (với mô hình 7 biến số)

Bảng thứ 2 này chỉ ra rằng:

- Bảng trên thể hiện sự đóng góp của các mức biến động của tỷ giá hối đoái trong việc

giải thích mức độ biến động của cả 3 chỉ số giá thông qua mô hình VAR 7 biến.

- Biến động của tỷ giá hối đoái đóng góp một cách đáng kể trong sự biến động của 03

chỉ số giá (IMP, PPI, CPI) ở các nước áp dụng lạm phát mục tiêu, trong khi đó tại các nước không áp dụng lạm phát mục tiêu thì điều này là không đáng kể.

- Phần trăm biến thiên của các biến chỉ số giá được cho là do sự biến động của tỷ giá thì giảm xuống sau khi các nước thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu, trong khi đó nó tăng nhẹ ở những nước ko đặt ra lạm phát mục tiêu sau năm 1999.

o Giai đoạn trước khi áp dụng cơ chế này thì biến động của tỷ giá hối đoái giải

thích lần lượt với biến động của từng loại giá là 43.47% (IMP), 43..70% (PPI) và 19.76% (CPI) (xét với 20 quý quan sát).

o Sau khi áp dụng cơ chế lạm phát mục tiêu, các giá trị này giảm tương ứng về

mức là 12,54% (IMP), 23,30% (PPI), 13,89% (CPI) - Với các nước không áp dụng lạm phát mục tiêu:

o Giai đoạn trước năm 1999: Biến động của tỷ giá hối đoái chỉ giải thích được

0.31% (IMP), 0.35% (PPI) và 1.32% (CPI) biến động của giá.

o Giai đoạn sau năm 1999: Con số này lần lượt là 5,31% (IMP), 3,56% (PPI), 1,73% (CPI).

Tóm lại, với phương pháp phương sai các tác giả đã cho thấy:

- Biến động tỷ giá giải thích một phần quan trọng trong biến động của giá cả tại các nước

mới nổi có áp dụng lạm phát mục tiêu, trong khi đó, tại các nước không áp dụng lạm phát mục tiêu thì điều này không đáng kể.

- Mức độ đóng góp của biến động tỷ giá hối đoái vào biến động của giá cả tại các nước áp

dụng lạm phát mục tiêu giảm sau khi thực hiện cơ chế này.

Vì vậy, với phương pháp phân tích biến số này đã minh chứng cho việc giảm sút trong tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái lên giá cả tại các nước có áp dụng lạm phát mục tiêu.

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái và lạm phát mục tiêu (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)