IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.1 Tác động truyền dẫn của tỷ giá lên giá cả nội địa tại các nước mới nổi áp dụng lạm phát
lạm phát mục tiêu: trước và sau khi áp dụng:
Trong phần này, nhóm tác giả thảo luận về các phản ứng đẩy vào giá cả nội địatrước
biến động của tỷ giá hối đoái bằng cách sử dụng dữ liệu của 15 nước mới nổi áp dụng lạm
phát mục tiêu. Kết quả của các phản ứng đẩy cho các mẫu khác nhau được thể hiện trong Hình 1 và 2. Mỗi hình đều đưa ra sự so sánh trước và sau khi áp dụng lạm phát mục
tiêu. Trong những hình này, ô thứ ba cho thấy sự chênh lệch giữa hai phản ứngtrước đó (lấy
Hình 1: Phản ứng của chỉ số CPI tại các nước áp dụng lạm phát mục tiêu tới biến động tỷ
giá hối đoái (mẫu hình 05 biến VAR)
Ở hình 1:
- Thể hiện mức độ phản ứng của CPI trước những biến động của tỷ giá hối đoái (sử dụng
mô hình 5 biến – 5 variance VAR).
- Hình trên cho thấy tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái lên chỉ số giá tiêu dùng có một
sự sụt giảm đáng kể sau khi các nước này áp dụng lạm phát mục tiêu. (so sánh đường
biểu diễn trong ô 1 và ô 2)
- Điều đó còn được phản ánh bởi khoảng chênh lệch của mức biến động giữa trước và sau khi áp dụng lạm phát mục tiêu tại ô thứ 3, mức giảm xuống trong tác động truyền dẫn của
tỷ giá hối đoái lên giá cả tiêu dùng là khác 0. Bẳng chứng này cho thấy việc áp dụng lạm
phát mục tiêu tại các nước mới nổi đã giúp làm giảm tác động truyền dẫn từ mức độ cao
xuống mức thấp hơn nhưng vẫn còn duy trì sự chênh lệch đáng kể quanh mức 0 tức vẫn
còn tác động lên giá cả với một mức khác 0 đáng kể chứ không phải là gần bằng 0, hay
hoàn toàn không còn tác động.
Sự phản ứng của chỉ số giá tiêu dùng trước những thay đổi của tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào quy mô của các giá trị đầu vào nhập khẩu (imported inputs) được sử dụng cho sản xuất nội địa và sự hiện diện của chi phí phân phối (distribution costs). Kênh sản xuất và phân phối có
thể làm giảm tác động của tỷ giá hối đoái lên giá tiêu dùng và điều đó giải thích cho sự tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái thấp đến giá tiêu dùng (consumer prices).
Chính vì vậy nhóm tác giả đã đưa thêm kênh sản xuất và phân phối vào phân tích, bằng cách
là họ đã sử dụng thêm 02 biến nữa (tức ước lượng mô hình VAR 7 biến) đó là: biến chỉ số
giá sản xuất (PPI: producer price index) và biến chỉ số giá nhập khẩu (IMP: import price
index). Với việc đưa vào thêm 2 biến này, các tác giả kỳ vọng giải thích được lý thuyết của
Taylor rằng trong một môi trường lạm phát thấp, các công ty kỳ vọng một sự sai lệch của
lạm phát sẽ nhỏ và vì vậy họ sẽ ít điều chỉnh giá bán của mình để phản ứng với sự biến động làm cho giá đầu vào nhập khẩu tăng lên của tỷ giá hối đoái.
Hình số 2: mô tả phản ứng của giá trong các nước áp dụng lạm phát mục tiêu trước biến động của tỷ giá hối đoái (mô hình 7 biến số)
Ở hình số 02:
- Hình số 2 thể hiện mức phản ứng của ba chỉ số giá (CPI, IMP, PPI) trước biến động
của tỷ giá bằng việc sử dụng mô hình 7 biến (7 variance VAR)
- Mức giảm trong tác động truyền dẫn đến giá tiêu dùng ở các nước mới nổi áp dụng lạm phát mục tiêu có thể được cho là do việc giảm sút trong tác động truyền dẫn theo
chuỗi giá.
- Tác động truyền dẫn đến 03 loại chỉ số giá giảm đi đáng kể ở các nước mới nổi sau
khi áp dụng lạm phát mục tiêu nhưng vẫn ở những mức xoay quanh giá trị zero (0) Bằng cách so sánh tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái dọc theo chuỗi giá, thì kết quả cho
thấy rằng mức phản ứng là lớn nhất trong giá nhập khẩu, sau đó là giá sản xuất, và thấp nhất
là trong giá tiêu dùng. Điều này cũng được chỉ ra trong nghiên cứu của McCarthy (2000),
Hahn (2003), Faruque (2006), và Ito và Sato (2007,2008)
Tóm lại:
Nhóm tác giả đã cung cấp bằng chứng cho thấy rằng việc áp dụng lạm phát mục tiêu
đã giúp làm giảm tác động truyền dẫn đến cả 3 chỉ số giá từ mức cao xuống ở mức thấp
nhưng vẫn chênh lệch đáng kể quanh so với 0. Bằng chứng của các tác giả khẳng định quan
điểm rằng với sự tín nhiệmban đầuđối với ngân hàng trung ươngở các thị trường
mới nổi thấp, thì việc thực hiện lạm phát mục tiêu sẽ làm cho chính sách tiền tệ của họđáng tin cậy hơn, và do đó dẫn đến một môi trường lạm phát thấphơn. Cụ thể hơn, nó phù hợp với
các lập luậnđược đưa ra bởi Taylor, rằng lạm phát mục tiêu được thực thi trong môi
trường lạm phát thấp ở các nước mới nổi làm cho các công ty nhập khẩu đầu vào cũng như các công ty bán lẻ ít bị tác động truyền dẫn do tỷ giá làm giảm giá trị trong các loại giá cao hơn (giá sản xuất và giá nhập khẩu). Vì vậy những biến động của tỷ giá dẫn đến tác động
truyền dẫn của tỷ giáđến giá sản xuất trong nước và giá nhập khẩu sẽ nhỏ hơn.