Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm:

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái và lạm phát mục tiêu (Trang 35)

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm:

Phần này trình bày các kết quả phân tích hàm phản ứng đẩy. Các chi tiết của các dữ liệu

cho ước tính thực nghiệmđược trình bày ở phụ lục. Trước khi tiến hành ước

tính VAR, nhóm tác giả đã kiểm định tính dừng của các biến. Vì giá dầu là một biến không

phụ thuộc vào yếu tố quốc gia nên kiểm định tính dừng của biến này được tiến hành bằng

cách sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị Augmented Dickey-Fuller.Đối với các biến khác, nhóm tác giả sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị theo mẫu hình của Maddala và Wu (1999). Các kết quả kiểm định cho thấy rằng giá dầu, ba loại chỉ số giá nội địa, cung tiền và tỷ giá hối đoái danh nghĩa là không dừng theo chuỗi thời gian,nhưng dừng ở sai phân

bậc nhất ở tất cả các quốc gia . Chênh lệch sản lượngđầura được tìm thấy là có tính dừng

trong chuỗi thời gian. Các nghiên cứutrước đây (ví dụ như Ito và

Sato, 2007, 2008, Mishkin và Schmidt-Hebbel năm 2007) đề nghị đưa vào mô hình VAR biến chênh lệch sản lượng theo chuỗi thời gian cùng với sai phân bậc 1 của các biến khác . Nhóm tác giả cũng đã tiến hành theo phương thức này trong mô hình phân tích VAR của họ.

Nhóm tác giả bắtđầu bằng cách thảo luận về các phản ứng đẩy vào chỉ số giá tiêu dùng trước

từng biến động của tỷ giá hối đoái trong mô hình VAR 5 biến cho cả các nước có áp dụng

lạm phát mục tiêu lẫn ko áp dụng lạm phát mục tiêu. Họ còn nghiên cứu về các phản ứngđẩy

vào cả 3 chỉ số giá CPI, PPI và IMP đối với các biến động của tỷ giá trong mô hình VAR 7- biến cho các nước mới nổi áp dụng lạm phát mục tiêu.

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái và lạm phát mục tiêu (Trang 35)