C, Cĩ thể bạn chưa biết:
4, Tổng quan năng lượng Việt Nam:
Việt Nam đã và đang khai thác các dạng năng lượng thương mại: than, dầu khí và thuỷ điện… Năm 1990, tổng năng lượng khai thác 7,1 triệu TOE (tonne of oil equivalent). Đến năm 2003 đã là 35,1 triệu TOE. Nguồn năng lượng mới và tái tạo như năng lượng mặt trời, giĩ, địa nhiệt… đang sử dụng như một bước thử nghiệm.
Mức khai thác năng lượng hiện nay cơ bản đã đáp ứng như cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu năng lượng. Năm 1990 xuất khẩu 0,8 triệu tấn than, 2,6 triệu tấn dầu thơ. Đến năm 2003 đã tăng lên 7 triệu tấn than, 17,2 triệu tấn dầu thơ, đạt giá trị xuất khẩu 4 tỷ USD, tăng 16,5% so với năm 2002 và bằng 17,3% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thì tổng nhu cầu năng lượng thương mại vào các năm 2005, 2010, 2020, 2050 sẽ là 20,8; 32,3; 60,3; 207 triệu TOE. Tiềm năng năng lượng của Việt Nam khá phong phú. Cho đến nay, cơng tác thăm dị đã phát hiện khoảng trên dưới 100 tỷ tấn than ở Quảng Ninh và đồng bằng Bắc Bộ; 3000-4000 triệu tấn dầu qui đổi ở vùng biển và khoảng 1800- 2500 tỷ m3 khí.
Tiềm năng thuỷ điện ở Việt Nam cũng rất dồi dào và phân bổ trên hầu khắp các vùng lãnh thổ. Với 2200 sơng suối lớn nhỏ cĩ chiều dài từ 10 km trở lên, đã sản sinh ra tổng tiềm năng kỹ thuật vào khoảng 120 tỷ kwh với cơng suất tương ứng 30.000 Mw.
Việt Nam cịn cĩ tiềm năng khá dồi dào về các dạng năng lượng khác. Năng lượng địa nhiệt: với 300 nguồn nước khống nĩng cĩ nhiệt độ từ 30oC – 105oC, tập trung ở Tây Bắc và Trung Bộ. Năng lượng mặt trời với số giờ nắng trung bình từ 2000-2500h/ năm. Năng lượng giĩ được đánh giá vào khoảng 800-1400 kwh/m2 năm, tại các hải đảo, từ 500-1000 kwh/m2 năm tại các vùng duyên hải và Tây nguyên.
Xây dựng đường dây 500 KV Bắc-Nam đoạn Đà Nẵng.
Sản xuất nhiều than cho Tổ quốc.
Dàn khoan dầu khí mỏ Bạch Hổ.