Năng lượng mớ i lợi ích cho mơi trường:

Một phần của tài liệu báo cáo Vật lý (Trang 120 - 123)

C, Cĩ thể bạn chưa biết:

9, Năng lượng mớ i lợi ích cho mơi trường:

Người ta khơng dùng năng lượng để đốt nĩng trái đất. Tuy nhiên, trong việc tạo ra và sử dụng nhiều loại năng lượng truyền thống, đặc biệt là nhiệt điện, các động cơ đã thải ra rất nhiều khí CO2 và các loại khí thải độc hại làm ảnh hưởng đến nhiệt độ chung của trái đất.

Khi mà vấn đề biến đổi khí hậu đang được cả thế giới quan tâm, việc sử dụng năng lượng hiệu quả và tạo ra các nguồn năng lượng mới lại càng hữu ích hơn.

Nhiệt điện - những “nhà máy thải CO2”

Nghiên cứu từ Tổ chức chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) cho biết, phát điện là nguồn phát thải CO2 chính. Cứ 10 tấn CO2 phát tán vào khí quyển thì phát điện chiếm tới 4 tấn. Cách thức các nước phát điện như thế nào, phát được bao nhiêu điện và bao nhiêu CO2 bị thải ra trong từng đơn vị năng

lượng… rất quan trọng đối với những nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu tồn cầu hiện nay.

Nhu cầu điện trên thế giới dự kiến sẽ tăng gấp đơi vào năm 2030. Những mơ hình đầu tư phát điện mới xuất hiện cũng theo hướng đáng lo ngại. Lượng than đá ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn cung cấp điện. Gia tăng đầu tư lớn nhất là trong các kế hoạch ở Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ, 3 nguồn phát thải CO2 lớn nhất hiện nay. Năm 2006, Trung Quốc ước tính cứ mỗi tuần lại xây thêm 2 nhà máy điện đốt than mới. Nhà chức trách Hoa Kỳ đang cân nhắc đề án xây dựng trên 150 nhà máy điện đốt than, với kế hoạch đầu tư 145 ngàn tỷ USD cho tới năm 2030. Trong 10 năm tới, Ấn Độ lên kế hoạch tăng hơn 75% cơng suất phát điện bằng than. Trong mỗi trường hợp trên, việc gia tăng cơng suất các nhà máy nhiệt điện là một trong những động lực chính gây gia tăng lượng CO2 phát thải.

Các chuyên gia cho rằng, triển vọng đạt được mức giảm mạnh về phát thải CO2 liên quan tới ngành điện phụ thuộc một phần vào tốc độ phát triển và triển khai cơng nghệ mới về các-bon thấp, một phần vào các yếu tố bên phía người sử dụng, như sử dụng điện sao cho hiệu quả hơn. Ngồi ra, những chính sách của Nhà nước đối với việc hình thành nên hỗn hợp năng lượng sẽ rất quan trọng đối với từng lĩnh vực.

Hỗn hợp năng lượng

Trước những tác động xấu của nhiệt điện, việc phát triển điện năng từ những cách khác đang là vấn đề được xem xét ngày càng nghiêm túc hơn. Tuy nhiên, hiện nay, năng lượng tái tạo từ mặt trời, giĩ và thủy triều hiện vẫn chưa được khai thác nhiều. Ngoại trừ thủy điện, ngành năng lượng tái tạo hiện nay mới chỉ chiếm khoảng 3% lượng điện ở các nước OECD (Khối hợp tác và phát triển kinh tế).

Các nhà máy nhiệt điện kéo theo nỗi lo ngại về khí thải.

Một thực tế là với cơng nghệ hiện tại, năng lượng tái tạo chưa cạnh tranh được với năng lượng đốt than về giá. Tuy nhiên, các chuyên gia hy vọng rằng khi thế giới tăng thuế phát thải các-bon lên 60-100 USD/tấn CO2 sẽ thay đổi căn bản cơ cấu khuyến khích đầu tư, xĩa bỏ dần lợi thế hiện nay mà các nhà cung cấp điện tiêu thụ nhiều các-bon đang được hưởng.

Theo nghiên cứu từ UNDP, những xu hướng hiện nay nhấn mạnh tiềm năng tăng trưởng nhanh về nguồn cung cấp năng lượng tái tạo. Cả năng lượng giĩ và mặt trời đều là những nguồn năng lượng đang mở rộng. Đầu tư tồn cầu cho năng lượng tái tạo tăng nhanh, trong 2 năm 2004-2006, tăng từ 27 tỷ lên 71 tỷ USD, ghi nhận lợi ích rõ rệt về hiệu suất.

Các tuabin giĩ hiện đại sản xuất ra lượng năng lượng gấp 180 lần, với giá thành bằng một nửa so với các tuabin cách nay 20 năm. Đầu tư ở Hoa Kỳ đã tăng cơng suất phong điện lên 6 lần trong giai đoạn này. Năng lượng mặt trời cũng cĩ mức tăng tương đương. Hiệu suất các tế bào quang điện chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện tăng từ 6% (năm 1990) lên 15%, trong khi giá thành giảm đến 80%.

Bên cạnh việc phát triển cơng nghệ, UNDP cũng chỉ ra rằng, chính sách cơng cĩ khả năng hỗ trợ, mở rộng nhanh chĩng năng lượng tái tạo. Biện pháp can thiệp về mặt quản lý là một cơng cụ tạo ra động cơ khuyến khích. Bằng cách tạo thị trường đảm bảo và đặt ra mức thuế ưu đãi trong nhiều năm, các Chính phủ cĩ thể xác lập một thị trường an tồn để các nhà cung cấp năng lượng tái tạo hoạch định đầu tư.

Đạo luật nguồn tái tạo của Đức là một ví dụ. Đạo luật này đã được sử dụng để ổn định giá điện tái tạo trong 20 năm lên quy mơ tăng dần. Mục đích là tạo thị trường lâu dài và gây áp lực cạnh tranh để tạo động lực khuyến khích đạt hiệu suất lợi ích cao. Ở Tây Ban Nha, Chính phủ đã sử dụng mức thuế tối thiểu để tăng phần đĩng gĩp của phong điện, đáp ứng 8% nhu cầu điện của nước này. Chỉ riêng năm 2005, sự gia tăng cơng suất tuabin giĩ ở Tây Ban Nha đã ngăn khơng phát thải 19 triệu tấn CO2.

Chính sách tài chính tiền tệ, tín dụng cũng đĩng vai trị quan trọng trong hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo. Hoa Kỳ nổi lên như một thị trường năng lượng tái tạo năng động nhất thế giới, Califonia và Texas là những nơi đi đầu về phát điện bằng sức giĩ. Ở Đan Mạch, phong điện được khuyến khích bằng việc miễn giảm thuế đối với đầu tư vốn, giá ưu đãi và chỉ tiêu theo quy định. Kết quả là chỉ trong 2 thập kỷ, phong điện đã tăng phần phát điện của mình từ chưa đến 3%, nay lên 20%.

So sánh về các loại năng lượng, UNDP cho rằng sự phát triển năng lượng tái tạo khơng phải là thần dược đối với biến đổi khí hậu. Do nguồn cung của các loại năng lượng tái tạo kể trên phụ thuộc vào các động lực tự nhiên, nên xảy ra vấn đề đầu ra lúc cĩ lúc khơng.

Chi phí vốn ban đầu để hịa lưới điện quốc gia cũng cĩ thể khá cao, cho nên sự mở rộng nhanh chĩng của ngành này trong những năm gần nay là nhờ những khoản bao cấp. Tuy nhiên, nhìn lại, năng lượng dựa vào nguyên liệu hĩa thạch nhiều thập kỷ qua cũng đã được bao cấp rất nhiều. Với cái nhìn đĩ, chúng ta sẽ thấy được lợi ích của năng lượng tái tạo, khi tạo ra những khoản thu quan trọng phục vụ nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

(Nguồn: SGGP Online)

Theo các nhà khoa học Việt Nam, biến đổi khí hậu tại Việt Nam cĩ thể làm mất hàng ngàn kilo- mét vuơng diện tích tại khu vực đồng bằng sơng Cửu Long, “vựa lúa” lớn nhất của đất nước. Đặc biệt, do chỉ cao 5m so với mặt nước biển, nếu Trái đất nĩng lên và biển ngập thêm vài mét, khu vực đồng bằng sơng Cửu Long sẽ bị thiệt hại rất nặng nề, khiến cho Việt Nam trở thành quốc gia bị thiệt hại lớn thứ 2 trên thế giới.

Đối phĩ với biến đổi khí hậu, trong đĩ giải pháp quan trọng nhất là giảm phát thải, hiện nay là vấn đề cấp bách của cả thế giới, trong đĩ cĩ Việt Nam.

Một phần của tài liệu báo cáo Vật lý (Trang 120 - 123)