Máy tạo tín hiệu (tạo dạng sóng) PM5136 Tính năng kỹ thuật

Một phần của tài liệu TAI LIEU ĐO LƯỜNG trung cap nghe 2010 pdf (Trang 76 - 78)

II. Máy phát sóng tín hiệu tiêu chuẩn:

1. Máy tạo tín hiệu (tạo dạng sóng) PM5136 Tính năng kỹ thuật

1.1. Tính năng kỹ thuật

Máy tạo sóng PM5136 sử dụng nguồn 220v AC (nguồn vào được đưa qua dây nối tiêu chuẩn ở phía sau máy và thông qua công tắc nguồn ON, OFF) tạo ra các loại tín hiệu khác nhau để cung cấp

cho các mạch thí nghiệm mạch. LOCAL ADDR RESET DIAL LOCKED 5.0000 Hz App 20.0 V SYMMETRY 50 % MOD OFF FREQUENCY WAVE FORM AC DC MOD PARAMETER MOD MODE RANGE +10 :10 OUTPUT DIAL LOCK STORE RECALL ASYM 50 % HOLD EXIT SINGLE CONT

Các loại tín hiệu được tạo ra có thể điều chỉnh được các tham số như tần số, biên độ (UAC, UDC), độ rộng xung .v.v. trong giới hạn cho phép, và các tham số liên quan được hiển thị trên trên màn hình. Máy tạo sóng PM5136 có thể tạo được các dạng sóng như mô tả ở hình 3.1.

Biên độ của tín hiệu tạo ra (kể cả thành phần một chiều) không vượt quá 10v.

Lưu ý: Khi tạo tín hiệu xoay chiều thì máy hiển thị biên độ đỉnh tới đỉnh ACPP = 2UPK.

1.2. Khai thác các chức năng thông dụng của máy

Khi cần tạo một tín hiệu theo yêu cầu đặt ra ta thực hiện các bước như sau: Bước1: Cấp nguồn

Bước 2: Chọn dạng tín hiệu cần tạo

Ấn WAVE FORM để chọn dạng tín hiệu cần tạo.

Lưu ý: khi ấn WAVE FORM thì dạng tín hiệu được tạo ra hiện tại hoặc được

chọn sẽ nhấp nháy trên màn hình, nếu chờ 2÷3 giây thì máy sẽ tự động ổn định và tạo ra tín hiệu đã chọn.

- nếu tần số tín hiệu hiện tại lớn hơn tần số lớn nhất của tín hiệu cần tạo thì cần giảm tần số tín hiệu tạo ra ở máy trước khi chọn dạng tín hiệu.

Bước 3: Chọn tần số tín hiệu cần tạo

Kết hợp FREQUENCY + núm xoay hoặc phím RANGE x10 :10 để chỉnh tần số, ấn FREQUENCY để chọn hàng chữ số cần điều chỉnh (hàng số này sẽ nhấp nháy khi ấn FREQUENCY) và dùng núm xoay để chọn giá trị tần số theo yêu cầu (khi xoay núm xoay cùng chiều với kim đồng hồ thì giá trị con số được tăng và ngược lại) hoặc có thể chuyển đổi nhanh tần số của tín hiệu cần tạo bằng cách ấn phím X10 hoặc :10 để tăng hoặc giảm đi giá trị tần số 10 lần.

Bước 4: Điều chỉnh biên độ:

Chọn biên độ đỉnh tới đỉnh ACPP ấn phím AC và dùng núm xoay để tăng hoặc giảm biên độ của tín hiệu cần tạo (xoay núm xoay cùng chiều kim đồng hồ sẽ làm tăng giá trị biên độ của tín hiệu và ngược lại).Lưu ý:phím DC và phím AC đều có các thao tác tương tự nhau, khi ta ấn luân phiên phím AC hoặc DC thì giá trị điện áp cần tạo sẽ chuyển đổi từ 0 sang giá trị hiện tại và ngược lại. Hoặc có thể chuyển đổi nhanh giá trị tín hiệu bằng phím X10 hoặc :10.

Bước 5: Chọn độ rộng xung (đối với xung vuông)

- Chọn nhanh tỉ lệ 50% bằng cách ấn phím 50%

- Chọn độ rộng xung từ 20%÷80% theo yêu cầu bằng cách ấn phím ASYM + dùng núm xoay để chọn giá trị độ rộng xung theo yêu cầu. (lưu ý khi tín hiệu hiện tại là xung vuông có độ rộng ≠ 50% mà muốn chuyển sang dạng tín hiệu khác thì phải chuyển nhanh về 50% .

Bước 6: Lưu giữ và gọi lại dạng tín hiệu đã tạo ra:

Máy tạo sóng có 9 ô nhớ để lưu giữ các thông số (tần số, biên độ UDC, ACPP...) của 9 tín hiệu khác nhau, trong trường hợp cần lưu giữ thông tin về một hay nhiều loại tín hiệu nào đó (thường xuyên sử dụng) cách thao tác như sau:

Sau khi tạo ra một tín hiệu nào đó nếu cần lưu giữ lại thì ấn STORE - trên màn hình sẽ hiển thị REG + “số ô nhớ” (từ 0÷9) nhấp nháy. Dùng núm xoay để chọn ô nhớ cần lưu thông tin và ấn tiếp STORE thì thông tin mới sẽ được ghi chồng lên thông tin cũ ở ô nhớ đã chọn.

- Khi cần gọi lại các thông số và loại tín hiệu đã lưu tín hiệu ra thì thao tác như sau: ấn phím RECALL trên màn hình sẽ hiển thị (nhấp nháy) số ô nhớ dùng núm xoay để chọn ô nhớ cần gọi thông tin sau đó ấn tiếp RECALL thì thông tin về tín hiệu ở trong ô nhớ đó sẽ được đưa ra và máy tạo ra loại tín hiệu đó.

Lưu ý: khi ấn phím STORE hay RECALL thì tao tác tiếp theo chỉ tích cực khi

số ô nhớ còn nháy ở màn hình (thường thao tác này tích cực trong 2÷3 giây) nếu để thời gian quá lâu thì thao tác tiếp theo sẽ không được tích cực và ta phải thao tác lại từ đầu.

Trong trường hợp cần khóa sự tích cực của núm xoay (để tránh sự thay đổi các thông số đã tạo ra do sự tác động vào núm xoay ngoài ý muốn) ta dùng phím DIALLOCK.

Khi núm xoay đang tích cực nếu ấn DIALLOCK thì núm xoay sẽ bị khóa; ngược lại khi núm xoay đang bị khoá nếu ấn DIALLOCK thì núm xoay sẽ được mở.

Lưu ý: khi mũi tên trạng thái trên màn hình chỉ vào tham số nào của tín hiệu thì

núm xoay và phím x10; :10 sẽ tích cực với giá trị tham số đó.

Bài tập: Sử dụng máy tạo sóng tạo ra các loại tín hiệu theo yêu cầu đặt ra các tham số của tín hiệu có thể tự chọn trước.

Một phần của tài liệu TAI LIEU ĐO LƯỜNG trung cap nghe 2010 pdf (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w