- Dùng cho Hệ THN ĐTVT Trang 35R
3. Đo điện áp bằng VOM 1 Phương pháp đo điện áp :
3.1.2.1. Nguyên tắc biến dụng cụ đo từ điện thành dụng cụ đo xoay chiều
Như đã trình bày, dụng cụ đo từ điện là dụng cụ phân cực, nghĩa là các đầu ra của nó có ghi rõ (+), (-) và phải mắc đúng để cho độ lệch dương (trên thang đo). Khi dòng xoay chiều có tần số rất thấp chạy qua một dụng cụ đo từ điện thì kim có xu hướng chỉ theo mức tức thời của dòng xoay chiều. Khi dòng tăng về phía chiều dương thì độ lệch của kim tăng tới giá trị cực đại tại điểm cực đại của dòng xoay chiều. Sau đó, khi mức dòng tức thời giảm xuống thì độ lệch của kim giảm về giá trị 0. Khi dòng xoay chiều giảm tiếp theo chiều âm thì kim bị lệch về phía trái điểm 0
(ngoài thang đo). Chuyển động như vậy của kim chỉ có thể xảy ra khi dòng xoay
chiều có tần số cỡ 0,1Hz hoặc thấp hơn. Với tần số 50Hz (hoặc 60Hz) của mạng điện lưới, hoặc tần số cao hơn thì cơ cấu làm nhụt của dụng cụ đo và quán tính chuyển động của nó khiến cho chuyển động của kim không không theo kịp sự biến đổi của dòng điện tức thời. Khi đó, kim của dụng cụ đo sẽ đứng ở vị trí trung bình của dòng điện chạy qua cuộn dây động. Giá trị trung bình của dòng điện xoay chiều thuần tuý hình sin là bằng 0. Bởi vậy khi mắc dụng cụ đo từ điện trực tiếp để đo dòng điện xoay chiều 50Hz thì kim của cơ cấu chỉ thị chỉ điểm 0.
Điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù dụng cụ đo từ điện chỉ giá trị 0 khi mắc với nguồn xoay chiều, song thực tế có một dòng điện I hieudung rất lớn chạy trong các cuộn dây và có khả năng làm hỏng dụng cụ đo.