Dùng cho Hệ THN ĐTVTR1R2R

Một phần của tài liệu TAI LIEU ĐO LƯỜNG trung cap nghe 2010 pdf (Trang 61 - 63)

lưói A1 A2 Y X K Màn huỳnh quang Ông thuỷ tinh

Hình 3.1 Cấu tạo của ống tia điện tử

- Các Anode A1, A2 có tác dụng làm tăng tốc độ chùm tia điện tử chuyển động về phía màn hình.

- Màn hình là màn chắn ở 1 phía của ống phóng, bên trong có phủ chất huỳnh quang (thường là Sunfurơ kẽm ZnS). Tia điện tử khi bắn vào màn huỳnh quang thì điểm đó sẽ phát sáng, người quan sát có thể quan sát.

Các điện trở R1 để điều chỉnh độ sáng, R2 điều chỉnh độ tụ của chùm tia điện tử, Anode A2 có điện áp lớn gấp 4 đến 6 lần điện áp trên Anode A1.

Cặp bản cực X có tác dụng điều khiển làm lệch tia điện tử theo chiều ngang, cặp bản cực Y có tác dụng điều khiển làm lệch tia điện tử theo chiều đứng.

1.2. Nguyên lý hoạt động :

Khi ta không đưa tín hiệu vào các cặp bản cực X và Y thì tia điện tử phát xạ tại Katode đi qua hệ thống các cực trong ống phóng và hội tụ tại 1 điểm trên màn huỳnh quang, lúc này trên màn hình ta thấy 1 điểm sáng.

Nếu ta đưa điện áp 1 chiều vào cặp bản cực X, không đưa điện áp vào bản cực Y thì lúc này cặp bản cực X có tác dụng như 1 tụ điện, chùm tia điện tử chuyển động trong lòng cặp bản cực X sẽ bị hút về phía bản cực mang điện dương, do đó chùm tia điện tử đến màn hình bị lệch về phía bản cực dương, điểm sáng trên màn hình cũng bị lệch về phía đó. Nếu đổi chiều điện áp thì chùm tia điện tử bị lệch về phía ngược lại. Tương tự, nếu ta không đưa điện áp vào bản cực X mà đưa điện áp 1 chiều vào cặp bản cực Y thì điểm sáng cũng bị lệch về phía trên hoặc phía dưới tuỳ theo cực tính của điện áp đặt vào cặp bản cực Y. Nếu ta đưa 1 tín hiệu xoay chiều vào bản cực X, không đưa điện áp vào bản cực Y thì dưới tác dụng của điện áp xoay chiều điện trường trong lòng cặp bản cực X cũng đổi chiều theo quy luật của tín hiệu xoay chiều làm cho chùm tia điện tử cũng liên tục bị lệch về phía bản cực này hoặc bản cực kia và do đó điểm sáng trên màn hình cũng di chuyển qua trái hoặc qua phải theo quy luật đó. Nếu tần số của tín hiệu xoay chiều còn thấp ta có thể quan sát được sự di chuyển này, nếu tín hiệu xoay chiều có tần số cao thì trên màn hình ta sẽ thấy 1 vệt sáng nằm ngang. Nếu tín hiệu xoay chiều có biên độ càng lớn thì điện trường trong lòng cặp bản cực X càng mạnh, tia điện tử bị lệch càng nhiều, vệt sáng trên màn hình càng dài, đo độ dài của vệt sáng trên màn hình ta có thể suy ra biên độ của tín hiệu xoay chiều đặt vào cặp bản cực X.

Tương tự, nếu ta không đưa điện áp vào cặp bản cực X mà đưa 1 tín hiệu xoay chiều vào bản cực Y thì dưới tác dụng của điện trường trong lòng cặp bản cực Y, chùm tia điện tử cũng bị di chuyển lên xuống theo quy luật của tín hiệu xoay chiều đưa vào cặp bản cực Y và do đó trên màn hình ta cũng có thể quan sát được sự di

Một phần của tài liệu TAI LIEU ĐO LƯỜNG trung cap nghe 2010 pdf (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w