I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I.3.3.6. Nghiên cứu di truyền quần thể ốc cối và động vật thân mềm
Mức độ khác biệt di truyền giữa các quần thể địa phương của các sinh vật biển không xương sống cung cấp bằng chứng quan trọng và gián tiếp, phản ánh mô hình và quy mô phát tán địa phương. Hầu hết các loài hải sản có khả năng phát tán ấu trùng cao cho thấy sự hạn chế trong khác biệt di truyền quần thể bởi sự di chuyển
gen thường tương quan tích cực với khả năng phát tán (Hansen, 1980). Trong các
loài nhuyễn thể biển, ví dụ, loài có ấu trùng phù du có mức độ di chuyển gen cao và
thường ít biểu hiện cấu trúc di truyền quần thể hơn các loài có ấu trùng không trôi nổi và khả năng phát tán thấp (Kim và cs, 2003).
Vùng biển Hàn Quốc đang chịu ảnh hưởng bởi những hệ thống dòng chảy
khác nhau, điều này có thể dẫn đến sự khác biệt di truyền nhất định giữa các quần thể các loài động vật không xương sống ở vùng biển Hàn Quốc. Để thử nghiệm giả
thuyết này, Kim và cs (2003) kiểm tra sự khác biệt di truyền của 14 quần thể loài chân bụng Littorina brevicula phân bố rộng rãi ở vùng biển Hàn Quốc, sử dụng chỉ
thị phân tử cyt b và ND6 của DNA ty thể. Chuỗi trình tự 500bp của cyt b mtDNA cho thấy sự tồn tại haplotype lần lượt là 14 và 24. Phân tích mối quan hệ giữa khu vực phân bố và sự đa dạng di truyền (NCA) cho thấy không có liên quan đáng kể
giữa vùng địa lý và phân bố haplotype. Nhóm tác giả ghi nhận sự tồn tại ở mức độ
cao của sự di chuyển gen loài L. brevicula quanh các vùng biển Hàn Quốc. Việc thiếu các cấu trúc di truyền và di chuyển gen ở mức độ cao trong các quần thể này,
có thể do sự phân tán của ấu trùng phù du của loài này, ngay cả dưới ảnh hưởng của các hệ thống dòng chảy hiện nay, có thể do sự phân tán của ấu trùng phù du loài này trong dòng chảy chính ở phía tây bắc Thái Bình Dương.
Duda và Lesion (2009) đã tiến hành nghiên cứu quần thể loài Conus ebraeus, một loài ốc có vùng phân bố rất rộng ở khu vực Thái Bình Dương dựa trên gen CO1 mt DNA. 92 cá thể ốc cối được thu từ 8 vùng phân bố. Tổng số 43 haplotype đã
được phát hiện, bao gồm haplotype phổ biến xảy ra ở 6 trong 8 quần thể nghiên cứu. Phân tích AMOVA và pairwise F cho thấy quần thể tây và trung tâm Thái Bình
Dương khác biệt có ý nghĩa thống kê với quần thể đông Thái Bình Dương, nhưng
không thể hiện rõ cấu trúc quần thể. Phân tích Bayesian isolation-migration (IM) cho thấy tây và trung tâm Thái Bình Dương phân tách từ quần thể phía đông từ kỷ
Pleistocence. Sự di chuyển gen (gen flow) dọc theo vùng ngăn cách đông Thái Bình