I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I.3.3.5. Nghiên cứu di truyền độc tố
Theo Becker và Terlau (2008), Olivera và cs (1987), Hillyardetal (1992) nghiên cứu ω-conotoxin MVIIA từ Conus magus cho thấy độc tố ω-conotoxin MVIIA đi vào cơ thể sẽ liên kết với tiểu đơn vị α2-δ của kênh canxi, làm thay đổi cấu hình của tiểu đơn vị này, dẫn tới kìm hãm sự vận chuyển ion canxi qua màng tế
bào, sự truyền tín hiệu của các nơron thần kinh bị khóa. Khả năng ngăn chặn này rất chính xác, làm cho tín hiệu đau đớn không tới não được mà thần kinh vẫn làm việc bình thường. Do vậy, các độc tốốc cối được sử dụng trong điều trị các cơn đau mạn tính, các bệnh thần kinh như Parkinson, bệnh thuộc hệ thần kinh tự động, ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác mà không gây nghiện như morphine.
Liu và cs (2009) nghiên cứu xác định các peptide của I-superfamily từ các loài Conus ở vùng biển phía Nam Trung Quốc. Các peptide này đại diện cho một lớp peptide mới với 4 cầu nối disulfide (-C-C-CC-CC-C-C-) rơi vào 3 loại I1, I2, I3 theo các trình tự khác nhau của peptide tín hiệu. Kết quả cho thấy 11 conotoxin của I-superfamily được ghi nhận từ ống dẫn độc của 5 loài ốc cối (Conus eburneus,
Conus imperialis, Conus vitulinus, Conus emaciatus và Conus litteratus), sự sắp
xếp của các trình tự cho thấy vùng tín hiệu có mức độ bảo tồn vừa phải tương ứng
21.1%, 38,5% và 30.0% cho các peptide tín hiệu của I1, I2, I3 superfamily. Phân
tích cây tiến hóa của các peptide này thấy 9 trong số 11 conotoxins rơi vào nhánh I2 superfamily, nhưng 2 conotoxins còn lại không rơi vào nhánh I1,I2 hay I3 (Liu và cs, 2009).
Loughnan và cs (2006) mô tả các đặc điểm hóa học và chức năng của ba
conotoxin αD-VxXIIA, αD-VxXIIB, and αD-VxXIIC được tinh chế từ tuyến nọc độc của Conus vexillum, các conotoxin này đều có hiệu lực tác động lên thụ thể
nicotinic acetylcholine (nAChRs).
Espiritu và cs (2001) sử dụng trình tự 16S mtDNA từ 9 loài ốc cối để xác
định δ- conotoxin (phân tích dựa trên đoạn >80) xuất phát từ 3 nhóm loài riêng biệt. Về mặt tiến hóa, 4 cơ chế khác nhau được cho là tác động đến sự đa dạng của δ- conotoxin (1) Sự hình thành loài mới : δ- conotoxin phân hóa từ các loài khác nhau
(tỷ lệ biến hóa của vùng khởi động của các gen đồng dạng chậm hơn vùng rRNA,
vùng mã hóa độc tố tiến hóa với tốc độ nhanh hơn) ; (2) Sự nhân đôi gen : biến dị
cùng loài của đa dạng δ- conotoxin được bắt đầu bởi quá trình nhân đôi gen, một vài trong số chúng có thể; (3) Sự tái tổ hợp: δ- conotoxin mới có thể xuất hiện từ sự tái tổ hợp của δ- conotoxin bố mẹ; (4) Đột biến (Forcal hypermutation : Sự thay đổi đột ngột một số trình tự thường biểu hiện trong δ- conotoxin đã được mã hóa. Ba cơ chế đầu được biết là nhân tố quan trọng trong quá trình tiến hóa của sinh vật, riêng cơ
chế cuối cùng được cho là đặc tính quan trọng, khó giải thích và chuyên biệt cho sự đa dạng của peptide ốc cối.