II. Tiến trình lên lớp: A.Ổn định tổ chức :
Tiết 20 :BÀI THỰC HÀN H
DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNG VÀ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
I. Mục tiêu bài dạy :
- H phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học. Nhận biết được các dấu hiệu có phản ứng hóa học xảy ra. - Tiếp tục rèn kỹ năng sử dụng dụng cụ, hóa chất trong phòng thí nghiệm.
II. Nội dung :
1. Thí nghiệm hòa tan và nung nóng kalipemanganat.
2. Thực hiện phản ứng giữa nước vôi trong với khí cacbon đioxit với natri cacbonat. III. Chuẩn bị :
- Hóa cụ : 7 ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn, diêm, kẹp, ống hút, nút cao su có ống dẫn khí (đầu vuốt nhọn), que đóm, bình nước (ống nhỏ giọt).
- Hóa chất : Nước vôi trong (dd canxi hidroxit), KMnO4, dd Na2CO3. IV. Tiến trình lên lớp :
T g
Hoạt động của thầy -Hoạt động của trò
Nội dung ghi trên bảng - G hướng dẫn cách thực hiện, thao
tác theo thứ tự.
- H nhóm thực hiện thí nghiệm theo phân công cho từng số.
- G nhắc các nhóm khi làm thí nghiệm phải chú ý quan sát và ghi nhận xét các hiện tượng xảy ra.
- G yêu cầu các nhóm cẩn thận khi đun nóng, khi sử dụng đèn cồn.
I. Tiến hành thí nghiệm :
Thí nghiệm 1 : Hòa tan và đun nóng thuốc tím.
Số 1 : Cho thuốc tím vào 3 ống nghiệm (1; 2; 3).
Số 2 : Cho nước vào ống nghiệm có thuốc tím (ống 2), lắc ống để hòa tan. Sau đó đun nóng cho đến khi nước bay hơi, để nguội ống nghiệm. Quan sát.
Số 3 : Lấy ống nghiệm có thuốc tím (ống 3), để ở miệng một ít bông gòn, đậy nút cao su có ống dẫn khí, đun nóng, đưa que đóm còn tàn đỏ vào đầu ống dẫn. Khi que đóm không bùng cháy thì ngừng đun. Để nguội ống nghiệm, quan sát.
Số 4 : Cho nước vào cả ba ống nghiệm. Lắc ống cho tan, quan sát màu của dung dịch trong 3 ống.
- Phương pháp hướng dẫn như thí nghiệm 1.
- Các câu hỏi cho học sinh viết trước vào phiếu thực hành để chuẩn bị.
1. Chất rắn trong ống nghiệm (1), (2) có màu thế nào ?
2. Với lượng chất rắn trong ống (1), (2) như nhau, cho cùng một lượng nước vào hòa tan hoàn toàn chất rắn, cho biết màu của dung dịch trong hai ống nghiệm ? Cho biết hiện tượng nào xảy ra ?
3. Đun nóng chất rắn trong ống (3), chất khí bay ra làm que đóm còn tàn đỏ bùng cháy, đó là chất khí gì ?
4. Hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm (3) thuộc hiện tượng nào ?
Thí nghiệm 2 : Thực hiện phản ứng với nước vôi trong (dung dịch canxi hidroxit). Số 1 : Cho nước vào một ống nghiệm (ống 1).
Cho nước vôi trong vào một ống nghiệm (ống 2).
Số 2 : Dùng ống hút thổi hơi thở lần lượt vào ống lần lượt vào ống (1) và ống (2). Quan sát hiện tượng xảy ra.
Số 3 : Cho nước vào một ống nghiệm (ống 3). Cho nước vôi trong vào một ống nghiệm (ống 4).
Số 4 : Dùng ống nhỏ giọt cho dung dịch natri cacbonat lần lượt vào ống (3) và ống (4). Quan sát hiện tượng xảy ra.
Trả lời câu hỏi :
1. Trong hơi thở có khí làm đục nước vôi trong, cho biết tên và công thức của chất đó ?
2. Sau khi thổi hơi thở vào ống (1) đựng nước và ống (2) đựng nước vôi trong, có hiện tượng gì xảy ra ?
3. Cho dung dịch natri cacbonat vào ống (3) đựng nước và ống (4) đựng nước vôi
- G nhận xét và rút kinh nghiệm về tiết thực hành.
trong, có hiện tượng gì xảy ra ?
4. Hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm nào là hiện tượng hóa học ? Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra ? Ghi phương trình chữ của các phản ứng hóa học đó.
II. Cuối tiết thực hành :
- Sắp xếp lại hóa cụ, hóa chất. Làm vệ sinh bàn thí nghiệm.
- Đem dụng cụ đi rửa.
Học sinh hoàn thành phiếu thực hành, phiếu thực hành được thu ngay sau khi hết tiết.