Nhóm giải pháp khách quan

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Giải pháp nhằm phát triển cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy” pptx (Trang 65 - 67)

3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống luật liên quan sao cho phù hợp với thực tế

 Đổi mới chính sách khuyến khích huy động vốn trung và dài hạn

Hiện nay về cơ bản, lãi suất đã được tự do hoá, tuy nhiên, khả năng can thiệp để điều chỉnh lãi suất bằng các công cụ gián tiếp, thông qua nghiệp vụ thị trường mở của NHNN là rất hạn chế. Do đó, khi lãi suất huy động bị đẩy lên quá cao, NHNN nước tỏ ra lúng túng trong việc điều tiết, gây khó khăn trong công tác huy động vốn, nhất là vốn trung và dài hạn của hệ thống NHTM. Vì vậy, NHNN cần có các giải pháp hoàn thiện các công cụ gián tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ, hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở để có đủ năng lực điều tiết cung cầu về vốn, điều chỉnh lãi suất tạo thuận lợi cho hoạt động huy động vốn trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại.

NHNN cần tạo quyền chủ động cho các NHTM, tạo sân chơi bình đẳng cho các NH trong lĩnh vực phát hành các công cụ huy động vốn trung và dài hạn. Ủy ban chứng khoán Nhà nước và NHNN cũng cần phối hợp để có các biện pháp khuyến khích các NHTM phát hành trái phiếu trên thị trường chứng khoán tập trung; đồng thời, có các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu hiện đang đóng băng.

NHNN cần có các chính sách nhằm khuyến cáo các NHTM phải thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn; chủ động tiếp cận để cho vay các doanh nghiệp và không phân biệt thành phần kinh tế. Trong đó, chú trọng đối với các dự án sản xuất của khối DNNQD có các sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, dự án đầu tư xây dựng mua sắm, cải tiến dây chuyền máy móc thiết bị phục vụ cho việc nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.

3.2.1.2. Tăng cường quản lý hoạt động của các DNNQD

Nhà nước cần có các giải pháp hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp nói chung và DNNQD nói riêng, trước mắt là ở các khía cạnh chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê đối với các doanh nghiệp, thủ tục cấp phép, đăng ký kinh doanh, … để nhằm lành mạnh hóa môi trường hoạt động cho các DNNQD.

Đảm bảo môi trường kinh tế phát triển lành mạnh thông qua hoàn thiện và ổn định chính sách kinh tế, quản lý vĩ mô là bước đầu tiên và quan trọng nhất để các doanh nghiệpổn định sản xuất kinh doanh.

3.2.1.3. Thành lập các quỹ hỗ trợ nhằm bão lãnh vay vốn cho DNNQD

DNNQD gặp khó khăn chủ yếu khi tiếp cận nguồn vốn vay từ NHTM chính là không đápứngđủ yêu cầu về tài sản đảm bảo tiền vay cũng nhưđiều kiện về tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu trên tổng vốn dự án. Bên cạnh việc hỗ trợ về sửa đổi hành lang pháp lý tạo sân chơi công bằng cho mọi thành phần kinh tế thì Chính phủ cũng cần thành lập các quỹ hỗ trợ cho DNNQD. Các quỹ này được lập nên với nhiệm vụ là dùng uy tín của mình, thay mặt Nhà nước đứng ra bảo lãnh cho các DNNQD có nhu cầu vay vốn ngân hàng song không đáp ứng đủ điều kiện để được vay vốn. Các quỹ hỗ trợ này không

những giúp cho DNNQD có được nguồn vốn trung và dài hạn kịp thời đáp ứng nhu cầu mà còn bảođảm an toàn hoạtđộng cho NHTM.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Giải pháp nhằm phát triển cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy” pptx (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)