Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Giải pháp nhằm phát triển cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy” pptx (Trang 57 - 62)

Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đã đạt được thì hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với DNNQD của CN NHCTCG vẫn còn những mặt hạn chế. Nhìn nhận ra những điểm còn hạn chế cũng như tìm được nguyên nhân của những hạn chế này là việc làm cần thiết để tiếp tục phát triển nghiệp vụ này trong thời gian tới.

2.3.2.1. Hạn chế

Số lượng các DNNQD trên địa bàn hoạt động của ngân hàng ngày càng lớn, tương ứng với nhu cầu về vốn trung và dài hạn ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, huy động vốn trong chi nhánh lại tăng chưa tương xứng, thậm chí nguồn huy động trong dân cư còn giảm tới 20,26% trong năm 2007 làm cho dư nợ cho vay tín dụng trung và dài hạn năm 2007 chỉ bằng 95%, dư nợ cho vay trung và dài với DNNQD chỉ còn 79% so với năm 2006.

Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đối với khối DNNQD còn chưa tương xứng với nhu cầu của khách hàng cũng như tiềm lực của ngân hàng.

Chi nhánh vẫn cho vay chủ yếu với khối lượng vốn lớn và thời gian dài cho các lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, thi công xây lắp, điện lực, … - tức là vẫn tập trung vốn cho vay đối với khối DNQD. Dư nợ cho vay trung và dài hạn với DNNQD những năm gần đây cũng liên tục giảm. Doanh số cho vay trung và dài hạn đối với khối DNNQD trước năm 2005 tương đối lớn. Song bắt đầu từ năm 2005 trở đi lại có sự biến động bất thường (giảm mạnh vào năm 2006, tăng trở lại vào 2007). Như vậy là ở chi nhánh đang có hiện tượng đi ngược lại xu hướng chung của các NHTM là tăng cường cho vay trung và dài hạnđối với DNNQD

Thực tế cho thấy cho vay trung và dài hạn tăng trưởng rất nhanh, tập trung vào các dự án với quy mô rất lớn, phức tạp mà việc thẩm định đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, theo các tiêu chuẩn thị trường thực sự, vượt quá năng lực, kinh nghiệm, khả năng giám sát của các cán bộ tín dụng. Ví dụđiển hình là với các dự án về đóng tàu, xây dựng cầu, đường… Doanh nghiệp muốn vay vốn đều phải cung cấp cho ngân hàng toàn bộ hồ sơ công trình. Tuy nhiên các cán bộ tín dụng với chuyên môn là phân tích các con số tài chính thì các số liệu kỹ thuật, sơ đồ chế tạo, lắp ráp với họ là nằm ngoài khả năng. Do đó các dự án này được duyệt chủ yếu là dựa vào thẩm định của các cơ quan chức năng có thẩm quyền khác.

2.3.2.2. Nguyên nhân

 Nguyên nhân khách quan _ Môi trường kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong mấy năm gần đây luôn duy trì ở mức cao, kéo theo đó là lạm phát liên tục gia tăng (năm 2007 là 12,63%) tạo lãi suất âm đối với các khoản tiền gửi. Giá cả tăng mạnh làm đồng tiền bị mất giá gây ra tâm lý e ngại gửi tiền dài hạn vào hệ thống ngân hàng, thay vào đó người dân chuyển tiền sang đầu tư kinh doanh bất động sản, vàng và đôla Mỹ.

Tình trạng này làm giảm đáng kể nguồn vốn huy động của ngân hàng, nhất là nguồn trung và dài hạn.

Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong huy động vốn cũng là nhân tố làm giảm lượng vốn huy động được của mỗi ngân hàng. Tình trạng “khát” vốn VND và cuộc đua lãi suất huy động giữa các ngân hàng trong mấy tháng đầu năm 2008 vừa qua là một ví dụ điển hình cho sự cạnh tranh này.

_ Môi trường pháp lý:

Lo ngại về lạm phát, nhất là tình trạng tăng trưởng tín dụng “nóng” (mức tăng trưởng tín dụng là 25% năm 2006, và lên tới 40% tính đến 8/2007) đã khiến NHNN trong mấy năm gần đây phải liên tục thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ như: tăng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn, sử dụng các công cụ thị trường mở (buộc các NHTM phải mua tín phiếu bắt buộc), tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, … nhằm giữ tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý. Hiện nay, NHNN còn đưa ra hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các NHTM là 30% /năm. Chính sách tiền tệ thắt chặt này có tác dụng trực tiếp tới việc phát triển cho vay trung và dài hạn của chi nhánh với nền kinh tế nói chung và với DNNQD nói riêng.

Văn bản pháp lý về hoạt động cho vay trung và dài hạn của NHCTVN quy định doanh nghiệp phải đạt vốn tự có tối thiểu là 50% trên tổng vốn đầu tư của dự án khi muốn vay vốn từ hệ thống Ngân hàng Công thương (trong khi quy định tại ngân hàng Agribank Sài Gòn là 20% và ngân hàng Nam Á là 30%). Đây chính là luật có tác dụng ràng buộc rất lớn trong việc phát triển cho vay với DNNQD vì đây là khối kinh tế có khả năng rất hạn hẹp về tài chính. Rất nhiều DNNQD tìm đến với ngân hàng nhưng đã vấp ngay phải rào cản này và không đạtđượcđiều kiện tiến hành vay vốn.

Các DNNQD trên địa bàn quận Cầu Giấy chủ yếu mới được thành lập do đó luôn gặp khó khăn lớn về mặt tài chính. Nhiều doanh nghiệpkhông đáp ứng đủ điều kiện của ngân hàng về mức vốn chủ sở hữu tối thiểu trên tổng vốn đầu tư của dự án, về tài sản đảm bảo cho khoản vay. Xét về phương diện kinh tế là hoàn toàn có lý khi ngân hàng từ chối các khoản vay này vì không an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Nếu DNNQD đảm bảo được tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu thì món vay lại có giá trị nhỏ không đủ để ngân hàng bù đắp các chi phí và kiếm lời. Do đó sự yếu kém của các DNNQD chính là cản trở cho sự phát triển cho vay trung và dài hạn của ngân hàng với họ.

Chi phí ngân hàng phải dùng để tìm kiếm thông tin chính xác về DNNQD sẽ lớn hơn nhiều so với DNNN. Vì ở khối doanh nghiệp này, chế độ báo cáo tài chính, sổ sách kế toán không được thực hiện đầy đủ và thậm chí còn cố tình sử dụng nhiều loại sổ sách kinh tế để làm giả số liệu với các mục đích khác nhau.

Do vậy, mặc dù thời gian qua các DNNQD hoạt động có hiệu quả hơn xong ngân hàng vẫn chưa thực sự uy tín để ngân hàng đầu tư, đặc biệt là cho vay trung và dài hạn.

 Nguyên nhân chủ quan từ phía CN NHCT CG

Do đặc thù của hệ thống NHCTVN là cung ứng vốn cho ngành công nghiệp và thương nghiệp là những ngành hiện nay vẫn còn nhiều sự độc quyền của khối kinh tế Nhà nước. Hơn nữa vẫn nằm trong khu vực NHTM Nhà nước do đó hoạt động cho vay của chi nhánh vẫn phải tập trung nhiều cho các DNNN như một nhiệm vụ bắt buộc.

Môi trường hoạt động cạnh tranh gay gắt cùng với xu hướng chung mở rộng cho vay tiêu dùng với nhóm khách hàng cá nhân của các ngân hàng hiện nay, buộc chi nhánh phải san sẻ nguồn vốn trung và dài hạn dùng để cho vay

với các doanh nghiệp. Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát triển cho vay trung và dài hạn đối với DNNQD của chi nhánh.

Cán bộ tín dụng chủ yếu được đào tạo tại các trường khối kinh tế nên khi thẩm định cho vay trung và dài hạn chủ yếu liên quan tới các vấn đề kỹ thuật, thông số máy móc, … sẽ gặp nhiều khó khăn, nhiều khi không có khả năng thẩm định nên phải dựa hoàn toàn vào hồ sơ do khách hàng cung cấp.

Chi nhánh gặp khó khăn trong công tác thu thập và xử lý thông tin khách hàng của mình, nhất là đối với khu vực DNNQD. Thông tin dùng để thẩm định dự án chủ yếu là do doanh nghiệp cung cấp, việc thẩm định lại chưa có cán bộ chuyên trách từng mảng như xây dựng nhà cửa, đóng tàu, đường sá, ... nên công tác thẩm định chưa được thực hiện thực sự nghiêm túc và chưa chuyên sâu.

CHƯƠNG 3: MỘT S GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN

HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦU GIẤY

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Giải pháp nhằm phát triển cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy” pptx (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)