Nhóm nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Giải pháp nhằm phát triển cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy” pptx (Trang 29 - 31)

1.3.1.1. Môi trường tự nhiên, kinh tế - chính tr - xã hội

Môi trường tự nhiên, kinh tế - chính trị - xã hội ổn định là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cho vay. Vì sự ổn định của các loại thị trường là điều kiện quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường. Theo đó, cho vay nói chung và cho vay trung dài hạn mới có điều kiện mở rộng và nâng cao.

Sự vận động mang tính chu kỳ của nền kinh tế như suy thoái, tăng trưởng, thất nghiệp, khủng hoảng, … ảnh hưởng đến ngân hàng rất lớn. Lạm phát cao làm lãi suất thực tế giảm không mang lại lợi nhuận như mong đợi

16

cho ngân hàng hay những biến động về tỷ giá trên thị trường làm các DNNQD bị thua lỗ giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng.

1.3.1.2. Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính hoàn thiện, thống nhất của các văn bản dưới luật, ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể khi tham gia quan hệ tín dụng … đều ảnh hưởng tới sự phát triển của nghiệp vụ cho vay. Một NHTM khi hoạt động phải tuân thủ đầy đủ các quy định về luật pháp của Nhà nước, cũng như của NHQD. Một hệ thống pháp lý đầy đủ, đồng bộ và ổn định sẽ giúp các ngân hàng dễ dàng hơn trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình và phát triển cho vay với nền kinh tế

1.3.1.3. Chính sách của Chính phủ, và NHNN

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mỗi sự thay đổi chính sách kinh tế của Chính phủ (chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, chính sách đầu tư, chính sách thương mại …) đều dẫn đến sự thay đổi trong các hoạt động của nền kinh. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là các DNNQD hiện còn chưa được đối xử hoàn toàn bình đẳng trong nền kinh tế. Vì vậy, sự phát triển của cho vay trung và dài hạn đối với DNNQD cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng.

Một sự thay đổi nhằm khuyến khích cho vay trung và dài hạn đối với các DNNQD từ NHNN (quy định lãi suất cho vay, tỷ lệ tối đa nguồn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn, …) đều ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển nghiệp vụ này tại các NHTM.

1.3.1.4. Nhu cầu vốn trung và dài hạn của DNNQD

Nhu cầu vốn trung và dài hạn của DNNQD cao hay thấp cũng ảnh hưởng tới sự phát triển cho vay trung và dài hạn của NHTM. Ngay cả khi cung về vốn trung và dài hạn của ngân hàng dồi dào mà cầu vốn trung và dài

hạn của DNNQD là nhỏ bé thì ngân hàng cũng không thể phát triển nghiệp vụ này. Tuy nhiên thực tế cho thấy cầu về vốn trung và dài hạn của các DNNQD ngày càng cao. Có thể xem đây chính là cơ sở để cung về vốn trung và dài hạn của NHTM ngày một phát triển. Để thực hiện CNH-HĐH đất nước, vốn trung và dài hạn là rất cần thiết để doanh nghiệp đầu tư phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, tạo sức bật cho nền kinh tế. Do đó, NHTM với chức năng cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế nhất thiết phải làm tốt công tác dự báo nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của các doanh nghiệp để có kế hoạch khai thác, kinh doanh hợp lý.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Giải pháp nhằm phát triển cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy” pptx (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)