6.5.1 Khái niệm xung đột và phân loại xung đột:
a. Khái niệm
Xung đột là sự bất đồng giữa hai hay nhiều phía (cá nhân hay nhóm) mà mỗi phía cố làm tất cả những gì có thể để phía bên kia chấp nhận quan điểm của mình trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến lợi ích hay các giá trị xã hội.
-Ngay cả trong một tổ chức đợc quản trị tốt cũng có mâu thuẫn xung đột,
-Xung đột có thể gây hậu quả xấu, song cũng có thể có tác dụng tốt (phát hiện và giải quyết mâu thuẫn, xung đột tạo ra sự phát triển).
b. Phân loại xung đột trong tổ chức
-Xung đột giữa các cá nhân: do khác nhau và cái nhìn, quan điểm, tính cách, lợi ích.
-Xung đột cá nhân với nhóm do quan điểm hay lợi ích của nhóm và cá nhân không phù hợp, mâu thuẫn nhau.
-Xung đột giữa các nhóm: mâu thuẫn giữa các nhóm chính thức, không chính thức...(các bộ phận, nhóm với nhau, chính quyền với công đoàn...)
-Xung đột bên trong cá nhân: đây là mâu thuẫn xung đột không thuộc loại đã nêu trong khái niệm. Phổ biến là mâu thuẫn về vai trò và trọng trách của cá nhân trong tổ chức (nhà quản trị giao những nhiệm vụ mâu thuẫn nhau cho nhân viên thực hiện) yêu cầu công việc mâu thuẫn nhu cầu cá nhân...-> Nhà quản trị cần phải tránh để không dẫn đến hiệu quả thấp, hậu quả xấu.
6.5.2 Các nguyên nhân của xung đột:
-Phân phối các nguồn lực không hợp lý, thiên vị cho các cá nhân, bộ phận
-Sự phụ thuộc giữa công việc và nhiệm vụ giữa cá nhân và nhóm trong quá trình hoạt động. (ng ời, nhóm này thực hiện hay hoàn thành công việc, nhiệm vụ lại phụ thuộc vào ngời khác, nhóm khác) -Sự khác về mục tiêu giữa các cá nhân, bộ phận.
-Sự khác trong quan niệm, nhận thức về các giá trị xã hội, đạo đức. -Khác nhau trong cách ứng xử, kinh nghiệm sống
-Giao tiếp tồi.
6.5.3 Giải quyết xung đột
a. Các phơng pháp xử lý xung đột -Né tránh -Xoa dịu -Cỡng bức -Thỏa hiệp -Giải quyết tận gốc vấn đề b. Biện pháp xử lý xung đột - Giáo dục -Thuyết phục -Hành chính