Các thành phần được sử dụng trong chế phẩm sinh học:

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ bảo quản nguyên liệu cá hố đến chất lượng surimi và sản xuất sản phẩm mô phỏng cua biển (Trang 25 - 29)

L ỜI MỞ ĐẦU

1.4. Các thành phần được sử dụng trong chế phẩm sinh học:

 Hồi [14]:

- Hồi còn gọi là đại hồi, bát giác hồi hương, địa hồi hương. - Tên khoa học: Illicium verum Hook.f.

- Hồi là một cây nhỡ cao 2-6m, hình dáng toàn cây thon hình quả trám, xanh tốt quanh năm, thân mọc thẳng, cành dễ gãy. Lá mọc gần thành chùm 3-4 lá ở đầu cành, có cuống, phiến lá nguyên, dài 8-12cm, rộng 3-4cm, dòm, vò nát có mùi thơm. Hoa khá to, mọc đơn độc ở kẽ lá, cánh hoa màu trắng ở phía ngoài, hồng thắm ở mặt trong. Quả hồi hay còn gọi là mác hồi, mác chác gồm 6-8 cánh, có khi tới 12-13 cánh xếp thành hình ngôi sao. Tươi có màu xanh, khi chín khô cứng có màu nâu hồng. Trên mỗi cánh sẽ nứt làm hai để lộ một hạt màu nâu nhạt, nhẵn bóng. Lá, cuống, hoa và quả đều chứa tinh dầu.

- Phân bố, thu hái và chế biến: Cây Hồi chỉ mọc trong một khu vực nhỏ ở tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn một số ít ở hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc) giáp

Việt Nam. Một số nơi khác cũng có trồng nhưng không đáng kể như Hà Giang, Tuyên Quang,Bắc Cạn, Thái Nguyên.

- Hồi hái vào hai vụ: Tháng 7-8 và tháng 11-12. Hồi hái về phơi nắng cho khô hẳn dùng cất làm tinh dầu hay tiêu thụ nguyên quả làm thuốc. Mỗi cây hàng năm cho từ 80-100kg quả tươi và như vậy luôn trong 40-50 năm.

- Thành phần hóa học: Trong quả hồi ngoài các chất như chất nhầy, đường còn chứa tinh dầu, tinh dầu hồi là một chất lỏng không màu hay vàng nhạt. Trong tinh dầu có anethol, tecpen, pinen, dipenten, limonen, estragola, safrola,…

- Công dụng: Đại hồi có tính ôn, vị cay nên được sử dụng trong tiêu hóa ăn uống không tiêu, đau nhức, tê thấp,…Thành phần tecpen hay terponoid trong đại hồi có tính kháng khuẩn, sử dụng trong dược phẩm.

 Quế[14]:

- Quế là một vị thuốc quý thường được sử dụng trong đông y và tây y. - Quế còn gọi là Nhục quế, quế Thanh hay quế Quỳ.

- Tên khoa học: Cinnamomum loureirii Nees.

- Cây quế to, cao 10-20m, vỏ ngoài nứt nẻ, thân phân nhiều nhánh. Cây mọc hoang trong rừng, hoặc trồng bằng hạt, hay chiết cành, sau 5 năm có thể thu hoạch, nhưng vỏ quế bóc sau 20-30 năm thì tốt nhất. Vỏ quế bóc vào tháng 4-5 hay 9-10 sẽ dễ hơn vì đây là giai đoạn quế làm nhựa. Quế cành thì thu hái vào mùa hè, phơi khô. Lá và vỏ dùng cất tinh dầu. Cành quế đầu nhỏ vót thì gọi là quế tiêm, cành nhỏ vừa là quế chi. Vỏ quế gọi là quế thông. Quế thông gọt bỏ vỏ thô bên ngoài, lấy lớp trong gọi là quế tâm. Quế bóc ở thân, cành to, dày là quế nhục.

- Thành phần hóa học:

Vỏ quế: Trong vỏ quế có những chất như tinh dầu, chất nhầy, tanin, chất màu, nhựa, canxi. Nhưng thành phần chủ yếu là tinh dầu 0,5-2%. Tinh dầu có màu vàng nhạt lúc đầu, nhưng dần dần sẫm nâu lại do hiện tượng bị oxy hóa, nặng hơn nước. Thành

phần chủ yếu trong tinh dầu là 65-75% aldehyt xinamic, 4-12% các loại phenol trong đó chủ yếu là Eugenol, kèm theo ít safrol, furfurol,…

Lá quế: Tinh dầu lá quế màu nâu, phản ứng acid, chứa 84% eugenola, thường eugenola này được dùng để tổng hợp vanilin.

Vỏ rễ quế: Trong vỏ rễ quế cũng chứa tinh dầu nhưng tinh dầu chứa chủ yếu chất long não.

Hạt quế: Chứa 33% chất béo. Người ta thường dùng chất béo để chế nến thắp. - Công dụng: Quế thường dùng để làm gia vị, là những vị thuốc kích thích tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn. Tinh dầu quế còn là một chất sát trùng mạnh. Trong quế có thành phần eugenola là một chất sát khuẩn được sử dụng trong y học.

 Mướp đắng[14]:

Mướp đắng còn gọi là khổ qua, cẩm lệ chi, lại bồ đào, lương qua. - Tên khoa học: Momordica charantia L.

- Thuộc họ Bí Cucurbitaceae.

- Mướp đắng là loại dây leo, thân có góc cạnh, ở ngọn hơi có lông tơ. Lá mọc so le, dài 5-10cm, rộng 4-8cm, phiến lá chia 5-7 thùy hình trứng, mép có răng cưa đều, mặt dưới lá màu nhạt hơn mặt trên, trên gân lá có lông trắng. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, đực cái cùng gốc, có cuống dài, cánh hoa có màu vàng nhạt. Quả hình thoi dài 8-15cm, trên mặt có nhiều u nổi lên, quả chưa chín có màu xanh vàng, khi chín có màu vàng hồng, trong quả có hạt dẹt dài 13-15mm, rộng 7-8mm, trông giống hạt bí ngô, quanh hạt có màng màu đỏ máu như màng gấc.

- Phân bố: Mướp đắng được trồng khắp các tỉnh của nước ta. Thường được trồng để lấy quả nấu ăn, còn hạt và lá làm thuốc.

- Thành phần hóa học: Quả có chứa một chất glucozit đắng gọi là momocdixin. Ngoài ra còn có vitamin B1, vitamin C, adenin, betain, protein. Hạt mướp đắng chứa một số chất dầu, chất đắng. Trong hạt còn chứa thành phần antitrypsin có tác dụng ức chế hoạt động của enzyme protease.

 Sả[14]:

- Còn gọi là cỏ sả, lá sả, sả chanh, hương mao. - Tên khoa học: Cymbopogon nardus Rendl.

- Sả là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi, cao từ 0,8-1,5m hay hơn. Thân rễ trắng hay hơi tím. Lá hẹp, dài và rộng như lá lúa, mép hơi nháp. Cụm hoa gồm nhiều bông nhỏ không cuống. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt mùi sả. Người ta trồng sả làm thuốc, thường người ta ít phân biệt sả này với sả khác, nhưng khi trồng để cất tinh dầu người ta phân sả ra hai nhóm có giá trị khác nhau:

+ Nhóm sả cho tinh dầu với thành phần chủ yếu là citronellal và citronelle, nhóm này có hàm lượng tinh dầu cao và chất lượng tốt.

+ Nhóm sả cho tinh dầu với thành phần chủ yếu là citrala làm tinh dầu có mùi chanh rất rõ.

- Phân bố: Cây sả được trồng khắp nơi trên đất nước ta, nhưng diện tích trồng sả để làm thuốc không nhiều, chỉ mang tính chất gia đình. Sả được trồng để cất tinh dầu lại chiếm diện tích lớn, chủ yếu ở các vùng của miền Bắc. Hàng năm cung cấp hàng tấn tinh dầu sả phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Thành phần hóa học: Trong sả chứa 1-2% tinh dầu, tinh dầu sả có chứa 20- 40% geraniola và citronellola, 40-60% citronellala

- Tác dụng: Tinh dầu sả có hương cay, nóng có tác dụng giảm mệt mỏi cho cơ thể, giảm sự đau cơ bắp, chống nhức đầu, có tính kháng khuẩn cao…

 Natri benzoate (E211) [10]:

- Natri benzoate là một chất bảo quản thực phẩm, nó là chất kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và nấm trong môi trường acid. Giới hạn dùng được quy định bởi FDA với 0,1% khối lượng, khuyết điểm của chất này là làm giảm màu sắc và độ ngon sản phẩm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ bảo quản nguyên liệu cá hố đến chất lượng surimi và sản xuất sản phẩm mô phỏng cua biển (Trang 25 - 29)