III. Bảo tồn đa dạng sinh họ cở Việt Nam
Trong những năm qua, Việt Nam đã ký một số công ước liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh học như Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật hoang dã (CITES), Công ước
sinh học như Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật hoang dã (CITES), Công ước RAMSAR về bảo vệ các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt đối với chim di cư và đã lấy vùng đất ngập Xuân Thủy ở khu vực sông Hồng làm khu vực cần được bảo vệ. Việt Nam cũng đã phê chuẩn Công ước Đa dạng sinh học (CBD). Để thực hiện Công ước này, Việt Nam đã xây dựng kế hoạch hành động Đa dạng sinh học, mục tiêu trước mắt của kế hoạch này là:
• Bảo vệ các hệ sinh thái đặc trưng của Việt Nam, các hệ sinh thái nhạy cảm đang bị đe dọa thu hẹp lại hay bị hủy hoại do hoạt động của con người gây ra
• Bảo vệ các loài đang bị đe dọa do khai thác quá mức
• Sử dụng các loài một cách bền vững để phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước Việt Nam cũng đã ban hành một số luật cơ bản liên quan:
Luật bảo vệ và phát triển vốn rừng
Luật đất đai
Luật bảo vệ môi trường
Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Pháp lệnh về kiểm dịch thực vật
Pháp lệnh thú y
Trên cơ sở các luật này, Chính phủ đã có nhiều văn bản, chỉ thị cho các bộ, các cấp chính quyền thi hành nghiêm chỉnh các biện pháp ngăn chặn việc khai thác quá mức tài nguyên sinh học và buôn bán trái phép các loại động vật thực vật quý hiếm.
Tháng 12 năm 1995, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Kế hoạch hành động đa dạng
sinh học của Việt Nam. Đây là kế hoạch làm căn cứ cho các ngành kinh tế phối hợp cùng
hành động bảo vệ một nguồn tài nguyên quan trọng của đất nước.
Trong phạm vi khu vực, Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu của khối Đông Nam Á về triển khai các nổ lực hợp tác vùng về bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng tài nguyên bền vững. Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức các quan chức cao cấp về Môi trường của các nước ASEAN (viết tắc là ASOEN); là thành viên của Trung tâm vùng về bảo tồn đa dạng sinh học của các nước ASEAN (ACB). Điển hình là các sáng kiến đối thoại và hợp tác về bảo tồn thiên nhiên trong khu vực như diễn đàn Đa dạng sinh học Việt Nam, Lào và Campuchia, Chương trình bảo tồn vùng sinh thái dãy Trường Sơn, Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước hạ lưu sông Mê Kông đã được thực hiện hóa bằng các dự án cụ thể. Năng lực bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam cũng được nâng cao thông qua các chương trình hợp tác đào tạo dài hạn và ngắn hạn trong khu vực.
Việt Nam đã giành được sự hổ trợ to lớn và hết sức quan trọng về kỹ thuật và tài chánh cho bảo tồn đa dạng sinh học thông qua các thỏa thuận hợp tác song phương với các chính phủ các nước phát triển và các tổ chức quốc tế. Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Đức, Anh, Canada, Úc, Pháp, Bỉ, Na Uy, và Nhật Bản là những nước tài trợ chính trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam trong những năm qua. Thỏa thuận song phương về môi trường của Việt Nam ký kết với các nước này, với Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ luôn xem vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học là một ưu tiên.
Các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNEP), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), Tổ chức bảo tồn chim quốc tế (Birdlife International), Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế đã hổ trợ và hợp tác rất chặt chẻ và tích cực với Việt Nam trong việc thực hiện các sáng kiến và dự án bảo tồn đa dạng sinh học trên toàn quốc. Phần lớn các dự án bảo tồn quan trọng ở Việt Nam được thực hiện thông qua sự phối hợp với các tổ chức này.
Thông qua các hợp tác quốc tế, Việt Nam đã được chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và sáng kiến bảo tồn trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời Việt Nam cũng đóng góp những sáng kiến những sáng kiến thiết thực nhằm thúc đẩy sự hợp tác và tăng tính hiệu quả của công tác bảo tồn toàn cầu.