Bảo tồn loài bằng pháp chế

Một phần của tài liệu Giao trinh Bao ton da dang sinh hoc (Trang 39 - 44)

1. Các bộ luật Quốc gia

Công cụ pháp chế hay luật pháp có thể được áp dụng tại các cấp địa phương, quốc gia hay quốc tế để bảo vệ tất cả các khía cạnh của đa dạng sinh học. Nhiều bộ luật quốc gia đã nhằm cụ thể vào việc bảo tồn các loài. Tại nước Mỹ, bộ luật cơ bản nhằm bảo vệ các loài là Luật năm 1973 về Các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng. Bộ luật này là một hình mẫu cho nhiều quốc gia noi theo tuy rằng việc thực thi nó vẫn còn nhiều điều tranh cãi.

2. Các thoả thuận Quốc tế

Việc bảo tồn đa dạng sinh học cần phải được giải quyết ở mọi cấp khác nhau trong chính phủ của từng quốc gia và giữa các chính phủ. Trong khi các cơ chế kiểm soát chính hiện có chủ yếu là dựa vào từng quốc gia riêng biệt thì các thỏa thuận quốc tế đang ngày càng được sử dụng nhiều trong bảo vệ các loài và nơi cư trú. Hợp tác quốc tế là một điều kiện tiên quyết vì nhiều lý do khác nhau:

 Trước hết, các loài thường di chuyển qua các biên giới. Các hoạt động bảo tồn chim di cư ở phía Bắc Châu Âu sẽ không thể thành công nếu nơi cư trú qua mùa đông của chim tại Châu Phi bị phá hủy.

 Thứ hai, việc buôn bán quốc tế về các sản phẩm sinh học có thể gây nên hậu quả là sự khai thác quá mức các loài nhằm đáp ứng nhu cầu thương mại. Việc quản lý và kiểm soát buôn bán đòi hỏi phải cả trên lĩnh vực xuất và nhập khẩu.

 Thứ ba, những lợi ích của đa dạng sinh học là có tầm quan trọng quốc tế. Các quốc gia giàu có thuộc vùng ôn đới được hưởng lợi ích từ tính đa dạng sinh học của vùng nhiệt đới cần phải sẵn sàng giúp đở các nước nghèo khó hơn nhưng đã tham gia thực hiện việc bảo tồn các nguồn đa dạng sinh học đó.

 Cuối cùng, rất nhiều vấn đề của các loài hay các hệ sinh thái bị đe dọa có qui mô toàn cầu nên đòi hỏi sự hợp tác quốc tế để giải quyết. Những mối đe dọa như vậy bao gồm đánh bắt thủy sản quá mức, ô nhiễm không khí và mưa acid, ô nhiễm sông, hồ và đại dương, biến đổi khí hậu toàn cầu và suy thoái tầng ôzôn.

Hiệp ước quan trọng nhất trong việc bảo vệ các loài ở qui mô quốc tế là Công ước về buôn bán các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng (CITES, Convention on International Trade in Endangered Species) được ra đời năm 1973 cùng với sự ra đời của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNDP). Công ước này hiện có 120 nước tham gia. Công ước CITES đưa ra một danh sách các loài được kiểm soát trong việc buôn bán quốc tế; các quốc gia thành viên đồng ý hạn chế buôn bán và khai thác có tính hủy diệt các loài này. Phụ lục I của của Công ước liệt kê 675 loài động vật và thực vật bị cấm buôn bán hoàn toàn. Còn phụ lục II gồm 3.700 loài động vật và 21.000 loài thực vật có sự kiểm soát và giám sát trong việc buôn bán quốc tế. Trong số các loài thực vật có cả các loài được tạo thành do nuôi cấy mô như phong lan, xương rồng, dương xỉ, đồng thời ngày cũng có nhiều các loài cây lấy gỗ. Trong số các loài động vật, các nhóm được kiểm soát chặt chẽ gồm vẹt, các loài có kích thước lớn gồm các loài thuộc họ mèo, cá voi, rùa biển, chim ăn thịt, tê giác, gấu, linh trưởng, các loài được bắt về

nuôi trong nhà, sở thú, thủy cung; các loài được săn bắt để lấy lông, da hay các sản phẩm khác.

Một hiệp ước quốc tế quan trọng khác là Công ước về bảo vệ các loài động vật di cư, ký năm 1979, mà trọng tâm là các loài chim di cư. Công ước này là một phần bổ sung quan trọng cho Công ước CITES vì nó đã khuyến khích các nỗ lực quốc tế bảo tồn các loài chim di cư xuyên biên giới cũng như đã nhấn mạnh các cách tiếp cận trong việc nghiên cứu, quản lý và kiểm soát săn bắn.

Còn có các thỏa thuận quốc tế khác nhằm bảo vệ các loài sinh vật, đó là:

ĚCông ước về Bảo tồn các loài sinh vật biển vùng Nam Cực

ĚCông ước Quốc tế về kiểm soát cá voi

ĚCông ước Quốc tế về bảo vệ các loài chim và Công ước Benelux về việc săn bắn và bảo vệ các loài chim

ĚCông ước về đánh bắt và bảo vệ sinh vật trong biển Bantic

ĚCông ước bảo tồn đa dạng sinh học

Nhược điểm của các hiệp ước quốc tế này là sự tham gia tự nguyện; các quốc gia có thể rút lui khỏi công ước để theo đuổi các lợi ích riêng của họ khi cảm thấy các điều kiện phải tuân thủ là quá khó khăn. Cần có sự thuyết phục và cả sức ép của quần chúng để buộc các quốc gia phải thực hiện các điều khoản của công ước và khởi tố những người vi phạm.

Tóm tắt nội dung:

Các quần thể nhỏ có nguy tuyệt chủng hơn các quần thể có kích thước lớn. Kích thước quần thể tối thiểu của một loài có thể sống được chính là số lượng cá thể cần đủ để bảo đảm cho quần thể có khả năng sống sót cao trong tương lai gần.

Các quần thể nhỏ dễ bị suy giảm nhanh về số lượng và bị tuyệt chủng cục bộ vì 3 nguyên nhân chính: những vấn đề về mặt di truyền; những dao động về số lượng quần thể do những biến động ngẫu nhiên trong tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết; và những nhiễu động môi trường do những biến đổi về sự bắt mồi, cạnh tranh, dịch bệnh, nguồn thức ăn cũng như các rủi ro về thiên tai xảy ra bất thường như cháy, lũ lụt hay hạn hán.

Quần thể biến thái là tập hợp các quần thể nhỏ (subpopulations) của một loài sống biệt lập trong mỗi mảnh nhỏ của nơi cư trú trong một vùng sinh cảnh, tồn tại được do sự cân bằng giữa tuyệt chủng cục bộ và phục hồi của các quần thể, nhờ vào sự di nhập các cá thể từ một hoặc một vài quần thể này (quần thể gốc -source- population-) tới các quần thể khác (quần thể suy thoái - sink population).

Để bảo tồn và quản lý một loài hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng là phải hiểu biết đầy đủ về mối quan hệ sinh học của loài đó với môi trường chung quanh và tình trạng quần thể của loài đó. Những thông tin như thế thường được gọi là Sinh thái học cá thể.

Qua quan trắc quần thể của một loài có nguy cơ bị đe dọa, có thể biết được hiện trạng của loài đó.

Có thể phục hồi các quần thể mới của các loài quý hiếm nhờ vào việc sử dụng các loài nuôi nhốt. Để tái lập quần thể thành công cần lưu tâm đến khía cạnh tổ chức và tập tính xã hội của các động vật sau khi chúng được thả ra. Việc tái lập các quần xã mới cho các loài thực vật hiếm và có nguy cơ tuyệt diệt có sự khác biệt về cơ bản so với những nỗ lực tái lập các quần thể động vật.

Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng ở ngoài thiên nhiên có thể được duy trì ở các vườn thú, bể nuôi, vườn thực vật, ngân hàng hạt giống,... cách thức này được gọi là bảo tồn chuyển vị hay bảo tồn ngoại vi.

Nhằm nêu bật tình trạng của một loài quí hiếm cho mục đích bảo tồn, IUCN đã xây dựng 5 cấp độ bảo tồn là đã tuyệt chủng, đang nguy cấp, dễ bị tổn thương, quý hiếm và chưa có đầy đủ thông tin. Các cấp độ này có vai trò quan trọng ở cấp quốc gia và quốc tế trong việc hướng sự chú ý vào những loài đang được quan tâm đặc biệt và trong việc xác định những loài đang bị đe dọa tuyệt chủng cần được bảo vệ.

Các công cụ pháp chế hay luật pháp có thể được áp dụng tại các cấp địa phương, quốc gia hay quốc tế để bảo vệ tất cả các khía cạnh của đa dạng sinh học. Công ước CITES đã được ban hành nhằm kiểm soát và quan trắc việc buôn bán quốc tế các loài có nguy cơ.

Câu hỏi ôn tập:

Câu 1. Trình bày các lý do làm cho các quần thể nhỏ dễ bị tuyệt chủng. Câu 2. Khái niệm về quần thể tối thiểu của một loài có thể sống được. Câu 3. Vì sao giao phối nội dòng làm cho quần thể dễ bị suy thoái? Câu 4. Vì sao giao phối xa dễ làm cho quần thể dễ bị suy thoái?

Câu 5. Kích thước quần thể có hiệu quả thường nhỏ hơn kích thước thực tế vì các lý do nào?

Câu 6. Một loài tạp giao có số lượng con đực là 15, con cái là 60. Hãy tính kích thước quần thể có hiệu quả.

Câu 7. Cơn lốc tuyệt chủng là gì?

Câu 8. Hãy nêu 5 trong số các câu hỏi về sinh thái học cá thể cần làm sáng tỏ khi tiến hành thiết kế và thực hiện một cách có hiệu quả chương trình bảo tồn ở mức quần thể.

Câu 9. Quần thể biến thái là gì?

Câu 10. Phân tích khả năng tồn tại của quần thể (PVA) là gì? Câu 11. Các tiếp cận cơ bản để thiết lập quần thể mới là gì? Câu 12. Vai trò của bảo tồn chuyển vị trong công tác bảo tồn là gì? Câu 13. Hãy nêu lên các hình thức bảo tồn chuyển vị.

Câu 14. Vì sao cần phải quan trắc dài hạn loại và các hệ sinh thái? Câu 15. Nêu tên 5 cấp độ bảo tồn loài của IUCN.

Câu 17. Các cấp độ bảo tồn loài của Mace và Land (1991).

Câu 18. Vì sao cần phải có các thoả thuận quốc tế trong việc bảo tồn loài.

Tài liệu tham khảo: Tài liệu Tiếng Việt

1. Lê Trọng Cúc, 2002. Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên. Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, 2001. Các vườn Quốc gia Việt Nam. NXB Nông nghiệp.

3. Phạm Bình Quyền, Nguyễn Nghĩa Thìn, 2002. Đa dạng sinh học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Richard B. Primack (Võ Quý, Phạm Bình Quyền, Hoàng Văn Thắng dịch) 1999. sở sinh học Bảo tồn. NXB KH&KT Hà Nội.

4. Viện Năng lượng và Môi trường Pháp Ngữ, 2002. Lớp tập huấn về bảo tồn đa dạng sinh học. Đại học KHTN-ĐHQG Hà Nội.

Tài liệu Tiếng Anh.

1. Edge W. Daniel, John P. Loegering, and Renee Davis Born, 1998. Principles of Wildlife Conservation. Oregon State University. Corvalis, Oregon.

2. Elizabeth A. Gordon, Oscar E. Franco and Mary L. Tyrrell, 2005. Protecting Biodiversity: A Guide to Criteria Used by Global Conservation Organizations. Yale School of Forestry & Environmental Studies.

3. Jeffrey A. McNeely et al, 1990. Conserving the World’s Biological Diversity. Gland, Switzeland, and Washington, D.C.

4. Kent E. Holsinger, 2005. Conservation Biolgy. University of Connecticut.

http://darwin.eeb.uconn.edu

5. Kevin J. Gaston and John I. Spicer, 2004. Biodiversity an Introduction. Blackwell Publishing Company. USA.

6. Michael J. Jeffries, 1997. Biodiversity and Conservation. Routledge, London. 7. Myers, N., Mittermeier, R.A., Mittermeier, C.G., da Fonseca, G.A.B., and Kent, J., 2000 Biodiversity hotspots for Conservation Priorities.Nature 403: 853-858.

8. Peter J. Bryant, 2001. Biodiversity and Conservation. University of California, USA.

9. Richard B. Primack, 1993. Essentials of Conservation Biology. Sunderland, Massachusetts USA.

10. Richard B. Primack, 1995. A Primer of Conservation Biology. Sunderland, Massachusetts USA.

11. Ronald Hofstetter, 2003. Conservation Biology. University of Miami. 12. USAID, 2005. Biodiversity Conservation: A Guide For USAID Staff and Partners.

13. WCMC Biodiversity , 1994. Priorities for Conserving Global Species Richness and Endemism. World Conservation Press.

14. WCMC Biodiversity Series No. 5, 1996. Assessing Biodiversity Status and Suistainability. World Conservation Press.

Chương 4.

BẢO TỒN Ở CẤP QUẦN XÃ

Mục tiêu:

Giới thiệu về số lượng, mục tiêu quản lý tổng hợp đối với các phân hạng hiện thời của IUCN và WCPA về các khu bảo tồn trên thế giới. Trình bày các phương pháp tiếp cận để thiết lập các ưu tiên cho bảo tồn; các điểm nóng đa dạng sinh học, các đơn vị đại đa dạng sinh học và các khu hoang dã trên thế giới. Những vấn đề về thiết kế các khu bảo tồn, quản lý các khu bảo tồn cũng như phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái cũng được đề cập.

Số tiết: 10 Nội dung:

Bảo tồn các quần xã sinh vật nguyên vẹn là cách bảo tồn có hiệu quả nhất toàn bộ tính đadạng sinh học. Có 3 cách bảo tồn quần xã sinh vật, đó là xây dựng các khu bảo tồn, thực hiện dạng sinh học. Có 3 cách bảo tồn quần xã sinh vật, đó là xây dựng các khu bảo tồn, thực hiện

Một phần của tài liệu Giao trinh Bao ton da dang sinh hoc (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w