Sinh học bảo tồn khác với những môn khoa học khác là nó đóng vai trò tích cực trongviệc duy trì đa dạng sinh học dưới mọi dạng: bảo vệ loài, quỹ gen, các quần xã sinh học và các việc duy trì đa dạng sinh học dưới mọi dạng: bảo vệ loài, quỹ gen, các quần xã sinh học và các chức năng của hệ sinh thái. Nhiều ngành khoa học khác cũng đóng góp với sinh học bảo tồn trong việc thực hiện mục đích bảo vệ đa dạng sinh học. Các ý tưởng, các học thuyết của sinh học bảo tồn ngày càng gắn liền với những cuộc tranh cãi chính trị, và việc bảo tồn đa dạng sinh học được đặt ra như một mối quan tâm trong chương trình hoạt động của chính phủ. Cần phải thành lập và tiếp tục những chương trình bảo tồn hiệu quả nhất một cách rộng rãi và toàn diện. Việc chỉ trích các nhóm người nghèo, nhân dân nông thôn hay một ngành công nghiệp nào đó về việc phá hủy đa dạng sinh học thì rất dễ nhưng đó không phải là một chiến lược hữu hiệu. Điều khó khăn ở đây là cần phải hiểu những mối gắn bó giữa quốc gia và quốc tế trong việc ngăn chặn phá hủy đa dạng sinh học và phải tìm ra một giải pháp khác có thể thực hiện được. Những giải pháp mới đưa ra phải liên quan đến vấn đề ổn định dân số, tìm ra kế sinh nhai cho người dân nông thôn tại các nước đang phát triển mà không gây hủy hoại đến môi trường. Việc thực hiện chế độ thưởng phạt sẽ thuyết phục các ngành công nghiệp trân trọng và giữ gìn môi trường. Cần phải ngăn cấm việc buôn bán quốc tế các sản phẩm thu hoạch được do việc hủy hoại môi trường. Một việc khác cũng quan trọng là làm cho một bộ phận dân cư của các nước phát triển quyết tâm giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên xuống và phải trả giá phù hợp cho các sản phẩm được sản xuất ra theo nguyên tắc bền vững và không gây hại tới môi trường.
Nếu như muốn sự đa dạng sinh học của thế giới được bảo tồn thì các nhà sinh học bảotồn phải thực hiện hàng loạt những vai trò rất tích cực: tồn phải thực hiện hàng loạt những vai trò rất tích cực:
• Trước hết họ phải hoạt động tích cực hơn cả một nhà giáo dục trên diễn đàncông luận cũng như trong các lớp học. Các nhà sinh học bảo tồn cần phải truyền bá kiến công luận cũng như trong các lớp học. Các nhà sinh học bảo tồn cần phải truyền bá kiến thức cho càng nhiều dân chúng càng tốt về các vấn đề liên quan đến sự mất mát đa dạng sinh học.
• Việc thứ hai, các nhà sinh học bảo tồn cũng phải rất tích cực trên diễn đàn chính trị. Tiếp cận và tham gia vào các hoạt động chính trị cho phép các nhà sinh học bảo chính trị. Tiếp cận và tham gia vào các hoạt động chính trị cho phép các nhà sinh học bảo tồn ảnh hưởng được đến sự hình thành của những bộ luật mới để hỗ trợ cho việc bảo tồn đa dạng sinh học hoặc ngược lại họ có thể có những ý kiến phản đối lại những hoạt động gây hại đến các loài hay các hệ sinh thái.
• Việc thứ ba, các nhà sinh học bảo tồn cần thiết phải trở thành những người làmcông tác tổ chức trong tập thể các nhà sinh học. Bằng việc thúc đẩy những mối quan tâm vệ công tác tổ chức trong tập thể các nhà sinh học. Bằng việc thúc đẩy những mối quan tâm vệ sinh học bảo tồn trong các đồng nghiệp của họ, các nhà sinh học bảo tồn có thể tạo ra được một đội ngũ những nhà chuyên môn hoạt động chống lại việc phả hủy các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
• Việc thứ tư, các nhà sinh học bảo tồn nhất thiết phải là những hạt nhân thúcđẩy và thuyết phục đông đảo quần chúng hỗ trợ những nỗ lực bảo tồn. Tại địa phương, các đẩy và thuyết phục đông đảo quần chúng hỗ trợ những nỗ lực bảo tồn. Tại địa phương, các chương trình bảo tồn phải được thiết lập và thực hiện bằng cách tạo được những chỗ dựa cho dân địa phương để họ có thể dễ dàng hỗ trợ công tác bảo tồn. Những cuộc đàm phán công khai trong quần chúng, các nỗ lực để đào tạo và sự tham gia của quần chúng là một mảng lớn quan trọng trong bất cứ một chương trình nào. Đặc biệt phải chú ý vào việc thuyết phục các thương gia và các nhà chính trị chuyên nghiệp hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn, nhiều người trong số họ sẽ tham gia đóng góp tích cực cho các hoạt động này; đôi khi hoạt động bảo tồn sẽ mang lại uy tín tốt trong quần chúng hoặc hỗ trợ nó sẽ được mọi người nhìn nhận tích cực hơn là trong trường hợp chống lại nó, lúc này hậu quả hoàn toàn có thể ngược lại.
• Việc cuối cùng, và cũng là việc quan trọng nhất, các nhà sinh học bảo tồn cầnthiết phải trở thành những nhà quản lý hiệu quả và những nhà thực hành thực thụ trong các thiết phải trở thành những nhà quản lý hiệu quả và những nhà thực hành thực thụ trong các dự án bảo tồn. Họ phải sẵn sàng làm việc nặng nhọc để tìm hiểu những gì thực sự đã xảy ra, không ngại khó khăn, khổ sở, không ngại tiếp cận và làm việc với người dân, không ngại việc gõ cửa các nhà chức trách và không ngại các nguy hiểm, rủi ro. Các nhà sinh học bảo tồn phải học tất cả những gì họ có thể học được về các loài, các quần xã mà họ đang muốn bảo vệ sau đó truyền lại những kiến thức quý giá này cho những người khác. Nếu như các nhà sinh học bảo tồn sẵn sàng đưa những ý tưởng của họ vào công tác thực tế và làm việc với các nhà quản lý các vườn quốc gia, các nhà quản lý đất các nhà chính trị là nhân dân địa phương thì chắc chắn mọi việc sẽ tiến hành tốt. Trong rất nhiều trường hợp, việc mời những thành viên chủ chốt trong cộng đồng tham gia hội họp, bàn bạc kế hoạch là một bước rất tốt trong việc xây dựng sự nhất quán trong kế hoạch hành động. Phối hợp đúng đắn các mô hình, các lý thuyết mới, các phương pháp tiếp cận hiện đại và các ví dụ thực tiễn sẽ là chìa khóa cho thành công của tất cả các công việc. Khi sự cân bằng này được thiết lập thì các nhà sinh học bảo tồn cùng làm việc với dân chúng năng động sẽ thành công trong việc bảo vệ đa dạng sinh học trên phạm vi toàn thế giới trong kỷ nguyên mới của những sự thay đổi này.
Tóm tắt nội dung:
Làm sao phát triển được nền kinh tế xã hội trong khi vẫn có thể giữ gìn, bảo vệ đượcthiên nhiên. Bảo tồn là để liên kết được việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc thù với thiên nhiên. Bảo tồn là để liên kết được việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc thù với những nhu cầu phát triển có thể chấp nhận được của một bộ phận dân cư mà cuộc sống của họ phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên đó.
Các xã hội truyền thống có những nguyên tắc đạo đức bảo tồn rất hiệu quả. Các nguyêntắc này ăn sâu vào tiềm thức và cách cư xử của người dân trong cuộc sống hàng ngày và có vai tắc này ăn sâu vào tiềm thức và cách cư xử của người dân trong cuộc sống hàng ngày và có vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học.
Việc không quan tâm đến quyền lợi cũng như tập quán của người dân địa phương khithành lập các khu bảo tồn thường làm cho người dân địa phương phản ứng nóng nảy, đôi khi thành lập các khu bảo tồn thường làm cho người dân địa phương phản ứng nóng nảy, đôi khi có thái độ thù địch vì quyền lợi trước đây của họ bỗng dưng bị tước đoạt.
Mỗi tộc người có một nền văn hoá riêng và quan niệm riêng về tài nguyên thiên nhiên;trong cách ứng xử cũng được thể hiện một cách khác nhau. Vì vậy, đa dạng sinh học và đa dạng trong cách ứng xử cũng được thể hiện một cách khác nhau. Vì vậy, đa dạng sinh học và đa dạng văn hóa thường liên quan với nhau.
IUCN, 2000 đã nêu ra 11 nghiên cứu điển hình để minh hoạ các kinh nghiệm trên thế giớitrong vấn đề quản lý tài nguyên thiên nhiên trong các khu bảo vệ chồng lên vùng đất đai hay lãnh trong vấn đề quản lý tài nguyên thiên nhiên trong các khu bảo vệ chồng lên vùng đất đai hay lãnh thổ của các cộng đồng bản địa.
Đã có nhiều nỗ lực quốc tế trong công tác bảo tồn và phát triển bền vững. Các nước pháttriển ý thức được rằng nếu họ muốn bảo vệ đa dạng sinh học tại các nước đang phát triển giàu có triển ý thức được rằng nếu họ muốn bảo vệ đa dạng sinh học tại các nước đang phát triển giàu có về số loài nhưng lại rất nghèo về khả năng tài chính thì họ cần phải cung cấp tài chính. Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) được hình thành cùng với Quỹ Môi trường Quốc gia (NEF).
Những dự án thiếu thận trọng tài trợ bởi những cơ quan phát triển quốc tế hay của cácngân hàng phát triển đa phương có thể dẫn tới việc phá hủy nơi cư trú. ngân hàng phát triển đa phương có thể dẫn tới việc phá hủy nơi cư trú.
Các nhà sinh học bảo tồn cần phải thực hiện hàng loạt những vai trò tích cực trong việcduy trì đa dạng sinh học: bảo vệ loài, quỹ gen, các quần xã sinh học và các chức năng của hệ duy trì đa dạng sinh học: bảo vệ loài, quỹ gen, các quần xã sinh học và các chức năng của hệ sinh thái.
Bài tập:
Câu 1. Các xung đột chính trong các nghiên cứu điển hình về cộng đồng bản địa và việc quảnlý các khu bảo tồn là gi? lý các khu bảo tồn là gi?
Câu 2. Các bài học rút ra trong các nghiên cứu điển hình về cộng đồng bản địa và việc quản lýcác khu bảo tồn là gi? các khu bảo tồn là gi?
Câu 3. Kể tên 3 trong số 5 văn kiện chính mà hội nghị thượng đỉnh toàn cầu vào tháng 6 năm 1992 ở Rio de Janeiro đã ký kết năm 1992 ở Rio de Janeiro đã ký kết
Câu 4. Các mục tiêu của Công ước Đa dạng sinh học là gì?
Câu 5. Các biện pháp mà các nước thành viên đồng ý thực hiện khi ký vào Công ước Đa dạngsinh học là gi? sinh học là gi?
Câu 6. Vai trò của các nhà sinh học bảo tồn
Câu 7. Các nước phát triển trả nợ thiên nhiên của mình bằng các hoạt động bảo tồn đa dạngsinh học như thế nào? sinh học như thế nào?
Tài liệu tham khảo:Tài liệu Tiếng Việt. Tài liệu Tiếng Việt.
1. Lê Trọng Cúc, 2002. Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên. Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. học Quốc gia Hà Nội.
2. Richard B. Primack (Võ Quý, Phạm Bình Quyền, Hoàng Văn Thắng dịch) 1999. Cơ
sở sinh học Bảo tồn. NXB KH&KT Hà Nội.Tài liệu Tiếng Anh. Tài liệu Tiếng Anh.
1. John MacKinnon, Colin Rees &Monina Uriarte, 2002. Guidebook of Biodiversity
Principles for Developers and Planners. ASEAN Regional Centre For Biodiversity
Conservation.
2. IUCN, 2002. Biodiversity in Development.
http://europa.eu.int/comm/development/sector/environment 2002.
3. Michael J. Jeffries, 1997. Biodiversity and Conservation. Routledge, London.
4. Peter J. Bryant, 2001. Biodiversity and Conservation. University of California, USA.5. Richard B. Primack, 1993. Essentials of Conservation Biology. Sunderland, 5. Richard B. Primack, 1993. Essentials of Conservation Biology. Sunderland, Massachusetts USA.
6. Richard B. Primack, 1995. A Primer of Conservation Biology. Sunderland,Massachusetts USA. Massachusetts USA.
7. USAID, 2005. Biodiversity Conservation: A Guide For USAID Staff and
Partners.
8. WCMC Biodiversity Series No. 5, 1996. Assessing Biodiversity Status and
Suistainability. World Conservation Press.
9. WCMC Biodiversity Series No. 10, 1996. A Global Review of Protected Area
Budgets and Staff. World Conservation Press.
10. World Commission on Protected Areas, 2000. Indigenuos and Traditional Peoples and
Chương 6.