Thiết bị lọc tay áo

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về quá trình lọc (Trang 56 - 65)

5.5 Thiết bị lọc tay áo (lọc túi):Thiết bị lọc tay áo (lọc túi):

5.4.1

5.4.1 Nguyên tắc cấu tạo:Nguyên tắc cấu tạo:

Thiết bị lọc túi dùng để làm sạch hệ khí rắn (hệ bụi) với hiệu suất cao, nên được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất.

Bộ phận chủ yếu của thiết bị là túi lọc bằng vải được dệt từ các loại sợi khác nhau, với nhiều kiểu diệt. Loại vải nặng 600 – 800 g/ 2 dùng cho hệ nồng độ bụi thấp; còn loại vải nhẹ 400 – 500 dùng cho hệ nồng độ bụi cao. Các túi lọc thường là dạng hình trụ đường kính 150 – 400 mm, với tỉ số chiều dài trên đường kính khoảng 30. Hỗn hợp hệ bụi đi vào bên trong túi lọc, sau đó khí sạch thoát ra còn bụi bị giữ lại rồi rơi xuống khoang chứa bụi của thiết bị.

Hình 5.14: Các dạng túi lọc

Thiết bị lọc túi thường có dạng hình hộp dài L, rộng B và cao H; được chia thành nhiều ngăn (khoảng 12 ngăn), để làm việc luân phiên theo chế độ lọc và chế độ rũ bụi. Số túi lọc trong mỗi ngăn từ 8 – 15.

Hình 5.16: Thiết bị lọc túi

5.4.2

5.4.2 Nguyên tắc hoạt động:Nguyên tắc hoạt động:

Thiết bị lọc túi thể hiện các ngăn thông với khoang chứa cặn hình nón được trang bị vít tải. Hỗn hợp vào cửa thiết bị rồi phân ra thành các dòng tương ứng với số ngăn. Từ các ngăn khí bụi qua các túi lọc, để bụi lại trên bề mặt túi. Khí sạch thoát ra đi lên khoang chứa khí sạch, rồi theo cửa ra ngoài, pha rắn giữ lại trên bề mặt túi lọc nhờ cơ cấu rung động rũ bụi rơi xuống khoang chứa cặn và vít tải vận chuyển cặn ra ngoài.

Rũ bụi có thể thực hiện bằng rung động cơ học hoặc bằng dòng khí nén thổi ngược chiều với quá trình lọc. Rung động cơ học có thể thực hiện bởi cơ cấu cam, bánh lệch tâm hoặc cơ cấu điện từ.

Rũ bụi các túi lọc nhằm làm sạch và tái sinh bề mặt lọc; vì vậy từ kinh nghiệm sản xuất người ta thiết lập nên chế độ rũ bụi như sau: từ 5 – 8 phút rũ bụi một lần và mỗi lần kéo dài khoảng 20 – 30 giây.

Bề mặt lọc dính bụi làm giảm lưu lượng nhanh và đồng thời tăng trở lực rất lớn.

Khi thực hiện quá trình lọc hệ bụi, cần lưu ý đến điều kiện nhiệt độ và độ ẩm của khí. Trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm lớn bề mặt lọc dễ bị tắt do sự dính bết. Điều này không những làm nghẽn quá trình lọc mà còn làm giảm tuổi thọ của các túi lọc rất nhiều.

PHẦN 3: PHẦN 3: ỨNG DỤNG CỦA ỨNG DỤNG CỦA QUÁ TRÌNH LỌC TRONG QUÁ TRÌNH LỌC TRONG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Chương VI:

Chương VI:

ỨNG DỤNG CỦA QUÁ TRÌNH LỌC ỨNG DỤNG CỦA QUÁ TRÌNH LỌC TRONG SẢN XUẤT SỮA ĐẬU NÀNH TRONG SẢN XUẤT SỮA ĐẬU NÀNH 5.1

5.1 Mục đích:Mục đích:

Tách bã ra khỏi dung dịch, có hai giai đoạn là lọc thô và lọc tinh.

Lọc thô: nhằm loại bỏ các tạp chất không tan có kích thước lớn và vỏ còn sót lại (do không loại được hết trong khi đãi vỏ).

Lọc tinh: nhằm loại bỏ các tạp chất không tan có kích thước nhỏ giúp cho dịch sữa mịn và làm tăng giá trị cảm quan.

5.2

5.2 Phương pháp thực hiện:Phương pháp thực hiện:

Sau khi xay ta được một dung dịch huyền phù gồm có dung dịch keo và những chất rắn không tan trong nước.

Trong quá trình tách dung dịch keo ra khỏi các chất rắn sẽ xảy ra hiện tượng các chất rắn sẽ giữ trên mặt nó những tiểu phần keo. Vì vậy phải dùng nước rửa lại phần bã. Lượng nước dùng để rửa không nên dùng quá nhiều.

Trong giai đoạn lọc gồm hai bước: lọc thô và lọc tinh.

Lọc thô: trước khi lọc tinh ta tiến hành lọc thô. Nước sử dụng để lọc thô

theo tỷ lệ đậu/ nước là 1/ 4. Khi đó, bã thải ra sẽ có độ ẩm là 90 – 95%, tỷ lệ đậu/ bã là 1/ 2.

 Sữa sau khi lọc tinh phải đạt các tiêu chuẩn sau:

• Nồng độ sữa: 0, 4 – 0, 5 Be.

• pH: dung dịch sữa: 6 – 6, 5.

• Lượng sữa: 1 kg đậu cho 9 lít sữa.  Thành phần hóa học gồm:

• Đạm tổng số: 27 – 30 g/ lít.

• Lipid: 13 – 16 g/ lít.

• Glucid: 3, 2 – 4, 5 g/ lít.

• Chất khô: 5 – 7%.

Dịch sữa sau khi lọc tinh xong có khoảng 15 000 – 20 000 vi khuẩn lactic/ cm3. Nếu để lâu sữa sẽ có phản ứng hóa học xảy ra như sau:

C6H12O6 → 2 CH3COCHO + 2 H2O CH3COCHO + H2O → 2CH3CHOHCOOH

Lượng acid lactic tạo thành sẽ làm thay đổi pH dung dịch sữa. Sự thay đổi pH sẽ làm thay đổi căn bản tính chất protein. Khi pH sẽ tới gần điểm đẳng điện của protein đậu nành thì khối sữa sẽ vón cục lại.

5.3

5.3 Thiết bị lọc:Thiết bị lọc:

Hiện có nhiều thiết bị và phương pháp lọc khác nhau, có thể lọc cơ giới hoặc lọc thủ công. Với những xí nghiệp qui mô lớn, trên 1 tấn đậu/ ca thì phải sử dụng thiết bị lọc cơ giới và lọc qua hai giai đoạn: lọc thô và lọc tinh với điều kiện phải có hai thiết bị lọc đi liền nhau thành một cặp. Dưới đây là những thiết bị cũng như

Lọc bằng sàng bằng hoặc sàng tròn: thiết bị sàng bằng là một hệ

thống sàng gồm có hai lớp sàng. Đồng thời có một động cơ là chuyển động các trục lệch tâm. Trên sàng lọc còn có một ống dẫn nước vào để rửa bã ngay trên sàng. Sau đó bã sẽ được đưa đi đến một cái thùng có vít tải để chuyển ra ngoài. Trên đây mới chỉ là công đoạn lọc thô. Sữa đậu nành sau khi lọc thô sẽ được đem đến máy lọc tròn để lọc tinh. Lưới dùng để lọc tinh có thể có thể làm bằng đồng hoặc vải nilon.

Lọc bằng sàng tròn và ly tâm: dùng hai sàng tròn đặt liên tiếp nhau.

Dịch huyền phù của sữa đậu nành cho vào sàng tròn một quay với tốc độ 35 – 40 vòng/ phút. Sàng tròn hai cũng được quay với tốc độ như sàng tròn một. Nó có nhiệm vụ lọc lại bã sau khi ngâm nước và đánh trộn. Dịch sữa của hai sàng tròn trên sẽ chảy chung vào một bể rồi dùng máy ly tâm lọc lấy tinh sữa.

Lọc bằng máy ly tâm và máy sàng ép bã. Dịch huyền phù sau khi xay

sẽ được cho vào máy ly tâm để lọc lấy tinh sữa. Còn bã được cho vào thiết bị rửa có cánh khuấy rồi chuyển đến máy sàng ép bã. Thiết bị này gồm hai quả lô và một tấm lưới lọc chuyển động trên hai quả lô. Dịch sữa được lọc ở máy sàng ép bã sẽ được ly tâm lại và chảy chung vào một bể chứa cùng với lượng sữa ở lần ly tâm đầu.

Khảo sát thực tiễn, phương pháp lọc bằng sàng là tốt nhất về mặt hiệu suất thu hồi protein. Tuy nhiên nó có một nhược điểm là thiết bị cồng kềnh và gây tiếng ồn cho cơ sở sản xuất.

Với xí nghiệp có qui mô nhỏ, không có điều kiện mua trang thiết bị lọc cơ giới thì có thể dùng phương pháp lọc thủ công bằng vó lọc. Phương pháp này phải trải qua hai giai đoạn lọc thô và lọc tinh.

 Lọc thô: dùng tấm vải màn xô chập 2 lại hoặc một tấm vải bình thường để lọc lấy sữa lần 1. Dùng nước rửa bã lọc lần thứ 2 ta được sữa lần 2. Hình thức lọc giống vó cất cá nên gọi là lọc vó.

 Lọc tinh: dịch sữa qua các lần lọc lại được đem lọc lại một lần nữa bằng vải thưa. Cuối cùng ta được một lượng sữa gọi là sữa tinh.

Lọc thủ công có ưu điểm là hiệu suất thu hồi protein cao, dịch sữa mịn hơn bằng máy. Tuy vậy nó cũng có nhược điểm là năng suất lao động thấp và không sản xuất được trên qui mô lớn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Lâm Xuân Thanh, Giáo trình công nghệ các sản phẩm sữa – NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội – 2006.

2/ Lê Văn Việt Mẫn, Công nghệ sản xuất các sản phẩm từ sữa – NXB Đại học Quốc gia Tp. HCM, 2004.

3/ Nguyễn Thị Diệu Bích, Chế biến thức ăn từ đậu nành và lạc – NXB Thanh Hóa, 2007.

4/ Luận văn tốt nghiệp – Đề tài:Nghiên cứu qui trình công nghệ sản xuất sữa đậu nành, SVTH: Trần Thị Thùy Trang – 2004.

5/ Một số trang web: - www.vi.wikipedia.org/wiki/dau_nanh - www.nutifood.com.vn - www.vnexpress.net/vietnam/suc_khoe/2001/10/3B9B5CCF - www.en.wikipedia.org/wiki/soybean. - www.soya.be/nutritional_value of soy_milk.php - www.google.com.vn

6/ Nguyễn Văn Lụa, Các quá trình thiết bị cơ học, Quyển 1, NXB Đại học Quốc gia Tp. HCM.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về quá trình lọc (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w