Thiết bị lọc chân không thùng quay

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về quá trình lọc (Trang 50 - 54)

5.2 Thiết bị thiết bị lọc chân không thùng quay:Thiết bị thiết bị lọc chân không thùng quay:

5.2.1

5.2.1 Nguyên tắc cấu tạo:Nguyên tắc cấu tạo:

Thùng quay dạng trụ, trên thành đục lỗ và bên ngoài phủ vách ngăn lọc. Còn ngăn trong phân ra 12 ngăn riêng biệt, mỗi ngăn có đường ống nối với trục rỗng tại tâm thùng quay. Hệ thống đường ống cùng với trục rỗng tạo thành đường hút chân không và dẫn nước lọc.

Kết cấu thiết bị lọc chân không thùng quay được miêu tả như sau: thùng lọc với các ngăn có ống dẫn nối liền trục rỗng thông ra đầu phân phối chân không.

Thùng quay được nhờ bộ truyền động qua bánh răng. Chống sa lắng của huyền phù nhờ bộ khuấy được truyền động từ cơ cấu. Khu vực sấy bã được hỗ trợ bởi cơ cấu ép băng tải. Thực hiện tháo lắp bằng cơ cấu dao cạo.

Đầu phân phối chân không cho máy lọc thùng quay được mô tả như sau: gồm hai đĩa tiếp xúc với nhau, một đĩa chuyển động được nối liền với trục rỗng của thùng quay, còn một đĩa không chuyển động (cố định) nối liền với hệ thống hút chân không. Bề mặt tiếp xúc giữa đĩa chuyển động và đĩa cố định phải chế tạo sao cho giảm ma sát chuyển động, đồng thời phải kín đối với hệ thống chân không. Đĩa chuyển động có 12 lỗ tương ứng với 12 ngăn trên thùng lọc, còn đĩa cố định có 3 rãnh: rãnh A tương ứng với vùng lọc; rãnh B – vùng rửa và làm ráo; rãnh C – vùng tạo bã và tái sinh. Trong quá trình lọc thùng quay, ngăn nào trùng với rãnh tương ứng của đĩa cố định thì hoạt động theo chế độ đã định.

Hình 5.6: Thiết bị lọc chân không thùng quay

5.2.2

5.2.2 Nguyên tắc hoạt động:Nguyên tắc hoạt động:

Lọc chân không thùng quay là thiết bị làm việc liên tục với động lực quá trình được tạo ra bằng bơm chân không. Như vậy áp suất lọc là áp suất khí quyển tức p1 = pa, do đó động lực lọc:

Δp = pa - pv

(pv là áp suất chân không do bơm tạo nên)

Thiết bị lọc là thùng hình trụ đường kính D chiều dài L quay với tốc độ n vòng / phút. Do vậy chu kỳ làm việc:

τk = 60/ n (s) Và diện tích bề mặt thùng lọc:

F = π * D * L (m2)

Người ta có thể bố trí bề mặt lọc bên trong thùng, tức huyền phù vào trong thùng, từ đó nước lọc chảy ra ngoài. Thông dụng hơn cả, là trường hợp bố trí bề mặt lọc phía ngoài thùng, nghĩa là nước lọc chảy từ ngoài vào trong.

Hình 5.7: Nguyên tắc hoạt động của thiết bị lọc chân không thùng quay

Thùng quay đặt trong bể chứa huyền phù với độ nhúng sâu cố định theo mực chất lỏng không đổi. Thông thường theo chu vi của thùng người ta phân chia ra 6 khu vực tương ứng với các góc φ khác nhau.

5.2.3

5.2.3 Thiết bị đi kèm trong hệ thống lọc:Thiết bị đi kèm trong hệ thống lọc:

Khu vực sấy φ1 và φ2 người ta hỗ trợ bằng cơ cấu băng tải ép bớt nước lọc và nước rửa. Tại khu vực rửa φr bố trí các vòi phun nước rửa. Cạo bã được thực hiện bằng các phương pháp khác nhau: bằng dao cạo, bằng dây cạo, bằng con lăn và bằng băng tải.

Hệ thống lọc chân không thùng quay gồm: thùng quay nhúng trong bể huyền phù, thùng cấp huyền phù có cánh khuấy chống sự sa lắng pha rắn, còn trong bể cũng có cánh khuấy.

Huyền phù từ thùng nhờ bơm cấp vào bể, mức chất lỏng được cố định bằng ống chảy tràn. Bơm chân không hút từ bình tách bọt, các giọt lỏng ngưng lại chứa

trong bình. Nước lọc và nước rửa tách trong bình và chứa ở bể; hỗ trợ việc tách bã và tái sinh vách ngăn lọc nhờ dòng khí nén từ bình được cung cấp bởi máy nén.

Hình 5.8: Sơ đồ hệ thống lọc chân không thùng quay

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về quá trình lọc (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w