III, Hoạt động 3: Luyện viết bảmg (1 0 12’) HS đọc nội dung bài viết : it
Cuộc sống xung quanh I.Mục tiêu:
I.Mục tiêu:
Giúp HS biết:
- Quan sát và nói một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương - HS có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương.
II. Đồ dùng dạy học:
-Các tranh trong bài 18, 19 SGK
- Một số tranh về các hoạt động hàng ngày
III. Các hoạt động dạy học :
1, Hoạt động 1: Tham quan các hoạt động sinh sống của nhân dân khu vực xung quanh trường < 20 - 25’ >
@ Mục tiêu: HS quan sát thực tế đường sá nhà cửa, cửa hàng, các cơ quan, chợ, các cơ sở sản xuất ở khu vực xung quanh trường.
@ Cách tiến hành: + Bước 1:
- Giao nhiệm vụ quan sát: Nhận biết về quang cảnh 2 bên đường Nhận xét về quang cảnh 2 bên đường
*GV phổ biến nội dung yêu cầu, nội quy tham quan. HS phải luôn đảm bảo hàng ngũ, không được đi lại tự do. Phải trật tự đi theo hướng dẫn của GV
+ Bước 2: Đưa HS đi tham quan
- Cho HS xếp hàng, đi xung quanh khu vực trường đóng, trên đường đi. - GV chỉ cho HS điểm quan sát kĩ
+ Bước 3: GV đưa HS về lớp.
2, Hoạt động 2: Thảo luận về hoạt sinh sống của nhân dân ( 10 - 12’ ) @ Cách tiến hành:
+ Bước 1: Thảo luận nhóm.
- HS nói về những quanh cảnh sinh hoạt, công việc mà các em đã phát hiện những công việc chủ yếu mà người dân ở đây thường làm.
- GV liên hệ với nghề mà phụ huynh các em đang làm. * Làm việc với SGK
+ Bước 1: GV nêu yêu cầu HS trả lời câu hỏi. - HS quan sát tranh và nói nội dung tranh + Bước 2: HS trả lời trước lớp.
- Bức tranh vẽ cuộc sống ở đâu? Tại sao em biết?
*KL: Bức tranh vẽ cảnh cuộc sống ở thành phố rất gần gũi với chúng ta, gồm có các hoạt động khác nhau...
Tiết 2: TOÁN Tiết 70: Độ dài đoạn thẳng
A.Mục tiêu:
Giúp HS :
- Có biểu tượng về “dài hơn, ngắn hơn” từ đó có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng thông qua đặc tính “dài”, “ngắn” của chúng.
- Biết so sánh độ dài hai đoạn thẳng tùy ý bằng cách: So sánh trực tiếp hoặc so sánh gián tiếp qua độ dài trung gian.
B. Đồ dùng dạy học:
Bộ đồ dùng học Toán, thước thẳng, có độ dài ngắn khác nhau. C. Các hoạt động dạy học
I, Hoạt động 1: KTBC ( 3 - 5’)
- HS vẽ vào bảng con một đoạn thẳng, đặt tên và đọc tên đoạn thẳng
II, Hoạt động 2: Dạy biểu tượng “dài hơn” “ngắn hơn” và so sánh trực tiếp độ dài 2 đoạn thẳng ( 4 - 5’)
1) GV giơ 2 chiếc bút dài ngắn khác nhau và hỏi.
“ Làm thế nào để biết được cái nào dài hơn, cái nào ngắn hơn”
- So sánh trực tiếp bằng cách chập hai đầu chiếc thước sao cho chúng có 1 đầu bằng nhau rồi nhìn đầu kia thì sẽ biết được “chiếc nào dài hơn, chiếc nào ngắn hơn”
- HS lên bảng so sánh 2 chiếc que tính có mầu sánh , độ dài khác nhau, cả lớp theo dõi, nhận xét. - HS quan sát tranh trong SGK / 96 và nói được : thước trên dài hơn thước dưới, thước dưới ngắn hơn thước trên.
- Đoạn thẳng AB ngắn hơn đoạn thẳng CD, đoạn thẳng CD dài hơn đoạn thẳng AB.
2) Từ các biểu tượng về dài hơn, ngắn hơn nói trên HS nhận xét, mỗi đoạn thẳng có độ dài nhất định 3) So sánh dán tiếp độ dài 2 đoạn thẳng qua độ dài đoạn thẳng trung gian ( 7 - 8’)
- HS quan sát hình vẽ trong SGK và nói “ Có thể so sánh độ dài đoạn thẳng với độ dài gang tay - HS nhận thấy đoạn thẳng nào dài hơn, đoạn thẳng nào ngắn hơn.
- Tương tự so sánh tiếp 2 đoạn thẳng ở dưới.