I.TRẮC NGHIỆM: (Chọn câu trả lời đúng nhất)
1. Để nhận biết một ô tô chuyển động trên đường, có thể chọn cách nào sau đây ? A. Quan sát bánh xe ô tô xem có quay không ?
B. Quan sát người lái xe có trong xe hay không ?
C. Chọn một vật cố định trên mặt đường làm mốc, rồi kiểm tra xem vị trí của xe ô tô có thay đổi so với vật mốc đó hay không ?
D. Quan sát số chỉ của công tơ mét (đồng hồ chỉ vận tốc của xe) xem kim có chỉ một số nào đó hay không ?
2. Một người đi xe đạp trong 40 phút với vận tốc không đổi là 15km/h. Hỏi quãng đường đi được là bao nhiêu km ? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:
A. 10 km. B. 40 km. C. 15 km.
D. Một kết quả khác.
3. Khi nói ô tô chạy từ Cần Thơ đến TP. Hồ Chí Minh với vận tốc 50km/h là nói tới vận tốc nào ?
A. Vận tốc trung bình.
B. Vận tốc tại một thời điểm nào đó. C. Trung bình các vận tốc.
D. Vận tốc tại một vị trí nào đó.
4. Quan sát một vật được thả rơi từ trên cao xuống, hãy cho biết tác dụng của trọng lực đã làm cho đại lượng vật lí nào thay đổi ?
A. Khối lượng.
B. Khối lượng riêng. C. Trọng lượng. D. Vận tốc.
5. Đặt một con búp bê đứng yên trên xe lăn rồi bất chợt đẩy xa chuyển động về phía trước. Hỏi búp bê sẽ ngã về phía nào ?
A. Ngã về phía trước. B. Ngã ra phía sau. C. Ngã sang phải. D. Ngã sang trái.
6. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cần tăng ma sát ? A. Bảng trơn và nhẵn quá.
B. Khi quẹt diêm.
D. Các trường hợp trên đều cần tăng ma sát.
7. Một vật khối lượng m = 4kg đặt trên mặt bàn nằm ngang. Diện tích mặt tiếp xúc của vật với mặt bàn là S = 60cm2. Áp suất tác dụng lên mặt bàn có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau:
A. .104 / 23 3 2 m N p= B. .104 / 2 2 3 m N p= C. .105 / 2 3 2 m N p= D. Một giá trị khác.
8. Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ 750000 N/m2 , một lúc sau áp kế chỉ 1452000 N/m2. Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Tàu đang lặn sâu xuống. B. Tàu đang nổi lên từ từ.
C. Tàu đang chuyển động theo phương ngang. D. Các phát biểu trên đều đúng.
9. Vì sao mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển ? A. Do không khí tạo thành khí quyển có thể chuyển động tự do.
B. Do không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng.
C. Do không khí tạo thành khí quyển luôn bao quanh Trái Đất. D. Do không khí tạo thành khí quyển có mật độ nhỏ.
10. Một tàu ngầm đang di chuyển ở dưới biển. Áp kế đặt ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2020000 N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 860000 N/m2. Độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên có thể là giá trị nào trong các giá trị sau:
A. h1 = 196,12 m ; h2 = 83,5 m. B. h1 = 83,5 m ; h2 = 196,12 m. C. h1 = 19,612 m ; h2 = 8,35 m. D. Một cặp giá trị khác.
II.CHỌN TỪ THÍCH HỢP ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG TRONG CÁC CÂU SAU:
1. Khi vị trí của một vật……….theo thời gian so với vật mốc, ta nói vật ấy đang chuyển động so với vật mốc đó.
2. ………..là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động.
3. ………..là hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều nhau.
4. Lực ………..sinh ra khi một vật chuyển động trượt trên bề mặt của vật khác.
5. Lực………sinh ra khi một vật lăn trên mặt của vật khác. 6. ……….là tính chất giữ nguyên vận tốc của vật.
Tuần 11 Tiết 11
BÀI 10 : LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét, chỉ rõ các đặc điểm của lực này.
- Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét, nêu tên các đại lượng và đơn vị các đại lượng có trong công thức.
- Giải thích các hiện tượng đơn giản có liên quan.
- Vận dụng công thức tính lực đẩy Ác-si-mét để giải các bài tập đơn giản.
II.CHUẨN BỊ:
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm đầy đủ dụng cụ để làm thí nghiệm H 10.2, H 10.3.
- Giáo viên một bộ, bảng kết quả thí nghiệm 10.3. III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
2.Bài mới:
Ở lớp 6 chúng ta đã nghiên cứu về hai lực thông dụng là P và lực đàn hồi Fđh. Trong chương trình VL8 vừa rồi ta đã nghiên cứu lực ma sát. Hôm nay chúng ta nghiên cứu một loại lực nữa, lực tác dụng của chính chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó, lực này do nhà bác học Ác-si-mét tìm ra và nó có tên là lực đẩy Ác-si-mét. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về lực Ác-si-mét: Nó được phát hiện khi nào và tính ra sao ?
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1: Tổ chức tình huống học tập.
Hàng ngày người ta thường tiếp xúc với chất lỏng, cụ thể là nước. Khi ta nâng một vật trong nước ta thấy nó nhẹ hơn khi nâng ngoài không khí. Bây giờ học sinh quan sát thí nghiệm do giáo viên làm. Tạo thí nghiệm mở đầu gồm có các dụng cụ sau: cốc nước, khối gỗ, quả cân.
Tiến hành thí nghiệm cho học sinh quan sát:
+ Nhúng chìm khối gỗ vào trong nước rồi thả tay hiện tượng gì xảy ra ?
+ Nhúng chìm quả cân vào nước rồi thả tay hiện tượng gì xảy ra ?
Khối gỗ nổi vì sao ? Quả cân chìm có bị
Quan sát hiện tượng rút ra nhận xét. (khối gỗ nổi)
Quan sát hiện tượng rút ra nhận xét. (quả cân chìm)
nước tác dụng không ?
Để tìm hiểu vấn đề trên ta vào phần I. HĐ2: Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó.
Bố trí thí nghiệm như H 10.2, hướng dẫn học sinh quan sát H 10.2, kiểm tra đồ dùng thí nghiệm (lực kế, khối nặng,…) sau đó cho học sinh tiến hành thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm cho ta rút ra kết luận gì ?
Nếu thay nước bởi một chất lỏng khác hiện tượng có xảy ra không ?
(giáo viên chỉ thông báo )
Tự nhận xét thí nghiệm, các em làm C1. Hãy nêu đặc điểm của lực do chất lỏng tác dụng lên vật nhúng chìm trong nó. Yêu cầu học sinh làm C2.
Thông báo lực có đặc điểm như trên là lực đẩy Ác-si-mét.
Vậy độ lớn của lực này được xác định theo qui luật nào ?
HĐ3: Tìm hiểu độ lớn lực đẩy Ác-si-mét. Thông báo phần dự đoán của nhà bác học Ác-si-mét.
Để kiểm tra dự đoán ta tiến hành thí nghiệm.
Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm hình 10.3 và viết kết quả vào bảng 10.3 đã phát sẵn.
Căn cứ vào kết quả trên bảng hướng dẫn học sinh thảo luận chứng minh dự đoán của Ác-si-mét là đúng.
I.Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó.
Các nhóm tiến hành thí nghiệm ở hình 10.2.
Ghi kết quả số chỉ lực kế ở H10.2a, H10.2b vào bảng rồi báo cáo với giáo viên.
Khi nhúng chìm một vật vào nước, nước đã có tác dụng một lực lên vật, nâng vật lên.
Tự suy nghĩ trả lời.
C1: P1 < P chứng tỏ chất lỏng đã tác dụng vào vật nặng một lực đẩy lên.
Điểm đặt tại vật, phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên.
C2: …hướng từ dưới lên trên theo phương thẳng đứng.
II.Độ lớn lực đẩy Ác-si-mét.
1.Dự đoán.
Học sinh nhắc lại dự đoán Ác-si-mét.
2.Thí nghiệm kiểm tra.
Tiến hành thí nghiệm theo nhóm ghi kết quả P1,P2 vào bảng. So s án h FA v à FB Tí nh tr ọn g lư ợn g nư ớc c ốc B (PB ) Tí nh h ie äu FA =P1 -P2 H c P1 ’ H b P2 H a P1 N ho ùm 1 2 3 4 5 6
Nhắc: P1=P1’=PB+P2 (1) P1-P2 = FA (2)
Hướng dẫn học sinh làm C3 (đáp án như SGV/60)
Yêu cầu học sinh đọc mục 3 SGK sau đó thông báo công thức.
Khắc sâu công thức này. Hãy cho biết FA phụ thuộc vào yếu tố nào ?
HĐ4: Vận dụng.
Yêu cầu học sinh làm C4, C5, C6 vào vở (vận dụng công thức để làm C5, C6).
Hướng dẫn học sinh làm C7 ở nhà (phương tiện bổ sung: quả nặng, bình tràn, các quả cân)
Dặn dò:
- Học thuộc ghi nhớ. - Làm C7.
- Ôn lại các công thức trong bài. Làm C3 vào vở. 3.Công thức tính độ lớn lực đẩyÁc-si-mét FA = d.V III.Vận dụng. Làm C4, C5, C6 vào vở. Làm C7 vào vở bài tập.
IV.RÚT KINH NGHIỆM:
FA = FB