Nhận xét. Trong trường hợp đặc thù mà người có nghĩa vụ có vợ (chồng) và trong gia đình có đến ba khối tài sản, ta có thể tự hỏi liệu một khi một tài sản nào đó của gia đình được dùng để thanh toán nghĩa vụđối với người có quyền, thì khối tài sản mà tài sản đó là một yếu tố có phải chịu tổn thất một cách dứt khoát ? Có thể hình dung: chồng có một con được sinh ra do ngoại tình và có nghĩa vụ cấp dưỡng; chồng dùng thu nhập của mình (tức là tài sản chung) để thực hiện nghĩa vụ đó; thế thì trong quan hệ nội bộ giữa vợ và chồng, liệu người vợ có buộc phải chấp nhận rằng khối tài sản chung gánh chịu nghĩa vụđó hay có quyền yêu cầu người chồng phải dùng tài sản riêng để trả lại cho khối tài sản chung những gì mà khối tài sản chung đã ứng trước để giúp người chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình đối với con ngoại tình ? Luật viết hiện hành chưa có giải pháp cho vấn đề này. Thực tiễn, về phần mình, cũng chưa có chủ trương chung. Có lẽ phải suy nghĩ trên cơ sở phân biệt từng loại nghĩa vụ.
1. Nhu cầu thông thường
Khối tài sản chung là “người chịu trách nhiệm”. Khi xây dựng các Điều 28 khoản 2 và 33 khoản 4, người soạn thảo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 không xác định rõ loại quan hệ chịu sự chi phối của các quy tắc liên quan. Do đó, có vẻ như cả trong quan hệ giữa vợ chồng và người thứ ba cũng như trong quan hệ nội bộ giữa vợ và chồng, các quy tắc ấy đều được áp dụng: nếu có đủ tài sản chung để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, thì, một mặt, chủ nợ chỉ có quyền yêu cầu kê biên tài sản chung để nhận tiền thanh toán; mặt khác, vợ chồng không có trách nhiệm dùng tài sản riêng để
bù đắp sự hao hụt của khối tài sản chung do việc thực hiện các nghĩa vụ ấy. Nói rõ hơn, đối với các chi phí nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, khối tài sản
định”. Rõ ràng, trong giả thiết của điều luật, người bị buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là một người làm công
ăn lương. Trong trường hợp người có nghĩa vụ là người lao động tự do, cá thể hoặc là chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, thì việc bắt buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, trên thực tế, cũng được bảo đảm bằng cách trích thu nhập, lợi tức, hoa lợi từ tài sản của người này. Nói chung, thu nhập, hoa lợi, lợi tức từ tài sản là các vật bảo đảm chính cho việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng ở góc nhìn của thực tiễn.
chung là “người” thứ nhất có trách nhiệm đóng góp vào việc thanh toán; khối tài sản riêng chỉ phải đóng góp một khi khối tài sản chung không đủđểđáp ứng40.
2. Nghĩa vụ cấp dưỡng
Thành viên bình thường và thành viên không bình thường. Trong suy nghĩ
phù hợp với đạo lý truyền thống Việt Nam, không có vấn đề gì đặc biệt trong trường hợp người được cấp dưỡng là ông bà nội (ngoại) hoặc cha, mẹ hoặc anh, chị, em ruột của vợ hoặc của chồng. Khối tài sản chung của người có nghĩa vụ với vợ (chồng) của mình phải chịu trách nhiệm cấp dưỡng cho những người này. Có thể gọi những người có quyền yêu cầu cấp dưỡng ấy là những thành viên bình thường của gia đình của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Trái lại, trong trường hợp người được cấp dưỡng là vợ (chồng), con trong cuộc hôn nhân trước, thậm chí là con sinh ra do quan hệ xác thịt ngoài hôn nhân, thì việc để cho khối tài sản chung gánh chịu một cách dứt khoát phí tổn cấp dưỡng tỏ ra không hợp lý. Tài sản chung thuộc sở hữu chung của vợ và chồng. Người ta có thể tự hỏi tại sao vợ (chồng) của người có nghĩa vụ lại phải cùng gồng gánh với người sau này việc cấp dưỡng cho những người không có bất kỳ một mối ràng buộc đạo đức nào với mình. Dẫu sao, thực tiễn xét xử cho đến nay hầu như chưa xem vấn đề đóng góp của vợ, chồng vào việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là vấn đề nổi cộm. Có lẽ, vấn đề này được giải quyết chủ yếu bằng con đường dàn xếp trong nội bộ gia đình. Hơn nữa ta đã biết rằng nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện bằng cách trích thu nhập, hoa lợi, lợi tức từ tài sản của người có nghĩa vụ. Mà đối với loại tài sản chung này (đặc biệt là đối với thu nhập do lao động), người tạo ra tài sản được thực tiễn thừa nhận có các quyền định đoạt rộng rãi, kể cả quyền định đoạt không có đền bù, sau khi đã làm tròn các bổn phận đối với gia đình. Trong điều kiện đó, việc xác định rằng khối tài sản chung chịu trách nhiệm tối hậu đối với việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng tỏ ra hợp lý, ngay cả trong trường hợp quan hệ giữa người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng luôn gợi cho gia đình của người có nghĩa vụ những kỷ niệm không êm ả.