Giả thiết được hình dung như sau; vợ hoặc chồng có hành vi xâm phạm tài sản, tính mạng, thân thể của một người khác. Bị Toà án yêu cầu bồi thường cho người bị thiệt hại, vợ hoặc chồng lại không tự giác thực hiện nghĩa vụ bồi thường. Vấn đề đặt ra:
1. Người có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại có quyền yêu cầu kê biên các tài sản nào để cưỡng chế việc thực hiện nghĩa vụ ?
2. Trong quan hệ nội bộ giữa vợ và chồng, khối tài sản nào phải chịu trách nhiệm sau cùng đối với các nghĩa vụ về tài sản phát sinh từ hành vi trái pháp luật ấy?
1. Thực hiện nghĩa vụ
Luật chung về trách nhiệm pháp lý. Nếu cả vợ và chồng đều tham gia vào việc thực hiện hành vi trái pháp luật, thì nghĩa vụ bồi thường thiệt hại thường được xác lập một cách liên đới: người bị thiệt hại có quyền tiến hành kê biên bất kỳ tài sản nào của vợ, chồng, kể cả tài sản chung, để được thanh toán tiền bồi thường. Trong trường hợp nghĩa vụ bồi thường thiệt hại được xác định theo phần, thì hình như trái lại, chỉ có tài sản riêng của mỗi người là vật bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường, tài sản chung chỉ được dùng để bồi thường một khi đã trở thành tài sản riêng do hiệu lực của một vụ phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Cũng như vậy, một khi chỉ có vợ hoặc chồng là tác giả của hành vi trái pháp luật. Nói chung, từ câu chữ của các quy định liên quan trong luật viết hiện hành rất khó xác định liệu người có quyền yêu cầu bồi thường có thể tiến hành kê biên cả tài sản chung của vợ chồng đễ được thanh toán, trong trường hợp nghĩa vụ được xác lập do hành vi trái pháp luật. Cần lưu ý rằng nếu hành vi trái pháp luật được thực hiện trước khi kết hôn, thì cũng giống như trường hợp giao dịch xác lập trước khi kết hôn, chủ nợ mà tiến hành cưỡng chế việc thực hiện nghĩa vụ trước ngày kết hôn có quyền yêu cầu kê biên hoa lợi, lợi tức, thu nhập của người có nghĩa vụ. Sau khi kết hôn, những thứ này trở thành tài sản chung... Vợ chồng có thể dùng tài sản chung để bồi thường, nhưng nếu vợ chồng không muốn dùng tài sản chung và cũng không có sẵn tài sản riêng, thì phải tiến hành chia tài sản chung để có tài sản riêng mà bồi thường cho người bị thiệt hại.
2. Đóng góp vào việc thực hiện nghĩa vụ
Tài sản riêng phải chịu trách nhiệm. Rõ ràng nếu thực hiện một hành vi trái pháp luật và sau đó dùng tài sản chung để bồi thường cho người bị thiệt hại, thì vợ (chồng) coi như đã làm hao hụt khối tài sản chung: người còn lại có quyền ghi nhớ việc này để yêu cầu tính lại giá trị phần quyền của người gây thiệt hại trong khối tài sản chung được chia sau khi chấm dứt hôn nhân.
Song, có trường hợp hành vi trái pháp luật được thực hiện nhằm mục đích mang lại lợi ích cho gia đình. Ví dụ điển hình là trường hợp một người thực hiện một vụ
trộm nhằm có tài sản để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của gia đình. Việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp này thuộc trách nhiệm không chỉ của khối tài sản riêng mà còn cả của khối tài sản chung. Vả lại, người trộm cắp để nuôi sống gia đình thường không có gì gọi là của riêng; bởi vậy, chính khối tài sản chung phải chịu trách nhiệm một mình. Trong một ví dụ còn điển hình hơn nữa, người chồng lấy cắp của công để vun vén cho gia đình. Các tài sản được mua sắm trong thời kỳ hôn nhân tất nhiên là tài sản chung. Trong trường hợp này, cả khối tài sản chung và khối tài sản riêng (của người có hành vi lấy cắp của công) đều phải chung sức bồi thường thiệt hại cho Nhà nước. Ngoài ra, những khối tài sản nào thụ hưởng lợí ich từ việc tham ô đó cũng phải hoàn trả lợi ích mà mình nhận được, theo yêu cầu của người bị thiệt hại.
CHƯƠNG THỨ BA
******
THAY ĐỔI THÀNH PHẦN THỰC TẾ
CỦA CÁC KHỐI TÀI SẢN
Nhận xét. Một hệ thống quan hệ tài sản duy nhất, áp dụng cho tất cả các cặp vợ chồng, có thể khiến cho một số cặp vợ chồng, trong những hoàn cảnh nhất định cảm thấy bị tù túng trong những mối quan hệ quá chặt chẽ, gò bóï. Ở những nước mà luật thừa nhận cho vợ chồng khả năng thoả thuận về nội dung các quan hệ tài sản giữa họ, đa số các cặp vợ chồng không sử dụng quyền đó và cứđể cho luật quyết định các quan hệấy. Tuy nhiên, một số ít cặp vợ chồng có thể nhận thấy sự cần thiết của việc đặt các quan hệ này dưới sự chi phối của những quy tắc đặc biệt, phù hợp với hoàn cảnh riêng của họ, miễn là không gây phương hại đến lợi ích chính đáng của người thứ ba44. Quyền thoả thuận về nội dung quan hệ tài sản giữa vợ chồng thường được coi như một chế định phục vụ cho lợi ích của một thiểu số có nhiều tài sản, nhưng đó là lợi ích chính đáng, phải được xã hội tôn trọng.
Luật Việt Nam không thừa nhận sự tồn tại của nhiều nhóm quan hệ tài sản giữa vợ chồng (nói cách khác là nhiều chếđộ tài sản giữa vợ chồng); điều đó cũng có nghĩa rằng không có chuyện thay đổi quan hệ tài sản từ một nhóm này sang một nhóm khác trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh đặc thù, vợ, chồng được phép chia tài sản chung nhằm củng cố lại khối tài sản riêng của mình để có được điều kiện vật chất cần thiết cho việc thực hiện những dự tính riêng của mỗi người. Mặt khác, vợ chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung, cũng như có quyền thoả thuận rằng một tài sản nào đó là của chung. Bằng cách chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hoặc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung hoặc thoả thuận rằng một tài sản nào đó là của chung, khối tài sản riêng của vợ (chồng) hoặc khối tài sản chung được củng cố; nhưng các quan hệ tài sản giữa vợ chồng, trên nguyên tắc, vẫn tiếp tục chịu sự chi phối của luật chung.
44Ở câc nước phương Tây, các cặp vợ chồng cần đến những quan hệ về tài sản cho phép thực hiện quyền tự do cá nhân một cách rộng rãi hơn thường là những người hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp hoặc trong những cá nhân một cách rộng rãi hơn thường là những người hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp hoặc trong những nghề nghiệp đòi hỏi sựđầu tư lớn. Nói chung, đó là những người thường xuyên thực hiện các cuộc chuyển dịch tài sản quan trọng cả về khối lượng vật chất và về giá trị. Họ muốn các quan hệ tài sản giữa vợ chồng càng ít ràng buộc càng tốt, để có thể thực hiện các cuộc chuyển dịch tài sản ấy một cách dễ dàng, theo các thủ tục đơn giản nhất và trong thời gian ngắn nhất.
Mục I. Nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung chung
****** I. Xác lập giao dịch I. Xác lập giao dịch
Nguyên tắc. Luật hôn nhân và gia đình Điều 32 khoản 2 quy định rằng vợ, chồng có quyền nhập hay không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Việc nhập một tài sản riêng vào khối tài sản chung rõ ràng chỉ có thể xuất phát từ ý chí của chủ sở hữu. Tuy nhiên, đó không phải là một giao dịch đơn phương. Nhưđã nói, thực ra không có sự phân biệt giữa việc nhập một tài sản riêng vào khối tài sản chung và việc thoả thuận giữa vợ chồng coi một tài sản nào đó là của chung. Việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung thực sự là một hợp đồng giữa vợ và chồng. Do luật hiện hành không có quy định gì đặc biệt, ta nói rằng hợp đồng này được giao kết theo luật chung nghĩa là chỉ đòi hỏi sự gặp gỡ ý chí của các bên giao kết mà không cần tuân theo một quy định đặc biệt về thủ tục, thể thức.
Trường hợp đặc biệt. Theo Nghị định số 70-CP ngày 03/10/2001, Điều 13 khoản 1, việc nhập tài sản riêng là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật hôn nhân và gia đình phải được lập thành văn bản, có chữ ký của cả vợ và chồng. Văn bản đó có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Do người làm luật dùng từ “phải”, ta nói rằng việc lập văn bản trong trường hợp này là điều kiện để hợp đồng nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung có giá trị. Vấn đề là: trong trường hợp có tranh cãi về việc lập hay không lập văn bản ghi nhận việc nhập vào khối tài sản chung một tài sản riêng nào đó mà không phải là nhà ở hay quyền sử dụng đất, thì đâu là tiêu chí xác định tài sản liên quan là có giá trị lớn hoặc không lớn ? Có lẽ mọi chuyện sẽ đơn giản hơn, nếu ta nói rằng điều kiện lập văn bản chỉ áp dụng đối với việc nhập các tài sản thuộc loại phải đăng ký quyền sở hữu.