Quyền đến đâu, nghĩa vụ đến đó. Đối với khối tài sản chung, vợ (chồng) là người có quyền sở hữu chung. Ta sẽ thấy rằng trong nhiều trường hợp, vợ hoặc chồng, với tư cách là người có quyền sở hữu chung, có quyền tự mình định đoạt đối với tài sản chung. Một cách hợp lý, người có quyền định đoạt một tài sản cũng có thể dùng tài sản đó để thực hiện các nghĩa vụ do mình xác lập và nếu người này không tự giác thực hiện nghĩa vụ, thì người có quyền yêu cầu được phép kê biên và bán (đấu giá) tài sản đó trong khuôn khổ cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ. Điều đó cho phép nghĩ rằng những tài sản chung mà vợ hoặc chồng có quyền tự mình định đoạt có thể là vật bảo đảm cho việc thực hiện những nghĩa vụ tài sản chỉ do một người xác lập, dù không nhằm bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình. Một trong những trường hợp điển hình, trong đó, giải pháp này được thừa nhận là trường hợp nghĩa vụ do một người xác lập, nhưng có tác dụng mang lại lợi ích vật chất cho khối tài sản chung: giao kết việc sửa chữa một tài sản chung bị hư hỏng; mua một tài sản trong thời kỳ hôn nhân;...
Nguyên tắc này, ta sẽ thấy, có tác dụng bổ khuyết cho nguyên tắc thứ nhất trên đây, trong điều kiện có những tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân và trở thành tài sản chung do quy định của pháp luật (như thu nhập do lao động), cũng như có những tài sản gắn liền với tài sản riêng, nhưng lại được coi là tài sản chung cũng do quy định của pháp luật (như hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng).
32 Nguyên tắc này có lẽđược áp dụng cả trong trường hợp việc một tài sản đi vào khối tài sản chung là do hiệu lực của một hành vi trái pháp luật: một tài sản có được do tham ô đi vào khối tài sản chung do được tạo ra trong