Nhà nước nên thực hiện các biện pháp tài chính tín dụng nhằm khuyến khích xu ất khẩu.

Một phần của tài liệu Luận văn: Hoạt động xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam pot (Trang 76 - 77)

II. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Tổng Công ty rau quả Việt Nam.

2.2Nhà nước nên thực hiện các biện pháp tài chính tín dụng nhằm khuyến khích xu ất khẩu.

2. Về phía chính phủ và nhà nước.

2.2Nhà nước nên thực hiện các biện pháp tài chính tín dụng nhằm khuyến khích xu ất khẩu.

có các giải phát giảm lạm phát ổn định giá trị đồng tiền nội địa và có tỷ giá chính thức hợp lý phù hợp với mục tiêu chung trong chiến lược phát triển.

Là một đơn vi xuất khẩu đang bước đầu tạo lập quan hệ với thị trường Mỹ, một quốc gia có đồng tiền mạnh trên thị trường thế giới, thì chính sách trên của chính phủ cũng tạo động lực và là cơ sở để đẩy mạnh hoạt đông xuất khẩu rau quả sang thị trường này ở Tổng Công ty rau quả Việt Nam.

2.2 Nhà nước nên thực hiện các biện pháp tài chính tín dụng nhằm khuyến khích xuất khẩu. khích xuất khẩu.

Việc nhà nước áp dụng các biện pháp tài, chính tín dụng nhằm mở rộng xuất khẩu là rất quan trọng, nhất là các nhà xuất khẩu có quy mô vừa và nhỏ. Để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, thị trường mà ở đó cạnh tranh cực kỳ khốc liệt nhà xuất khẩu cần phải thực hiện trả hoặc chậm dưới hình thức tín dụng hàng hoá với lãi suất ưu đãi cho nhười mua. Trong trường hợp này, sự hỗ trợ của nhà nước là rất cần thiết đối với các đơn vị. Sự hỗ trợ trong việc đảm bảo tài chính tín dụng, thể hiện qua các hình thức:

Nhà nước thực hiện cấp tín dụng xuất khẩu + Cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu:

Vốn bỏ ra cho việc thực hiện hợp đồng sản xuất xuất khẩu thường rất lớn. Người xuất khẩu phải có vốn trước và sau khi giao hàng để thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Nhiều khi người xuất khẩu cần phải có vốn để kéo dài khoản tín dụng

dành cho khách hàng. Đặc biệt với các Công ty hay Tổng Công ty, vấn đề vố đang là vấn đề rất khó khăn nên rất cần đến sự cung cấp tín dụng của nhà nước với lãi suất ưu đãi. Cấp tín dụng trực tiếp cho Tổng Công ty không chỉ đơn thuần là sự hỗ trợ giúp để thực hiện xuất khẩu mà còn giúp cho Tổng Công ty giảm chi phí về vốn cho khách hàng xuất khẩu và giá thành xuất khẩu. Việc đảm bảo tín dụng ngoài việc thúc đẩy xuất khẩu còn nâng cao hiệu quả xuất khẩu vì: Có vốn Tổng Công ty có thể thực hiện việc mà giá bán chịu thường bao gồm cả giá bán trả ngay cộng với phí tổn bảo đảm lợi tức. Các ngân hàng nên hỗ trợ cho Tổng Công ty để đẩy mạnh xuất khẩu cả trước và sau khi giao hàng.

+ Một là tín dụng trước khi giao hàng. Trước khi giao hàng Tổng Công ty cần một lượng vốn để mua vật liệu phục vụ sản xuất thu gom hàng xuất khẩu, trang trải các khoản chi phí, vận chuyển hàng tới cảng quy định trả tiền cước, bảo hiểm, thuế... Lãi suất tín dụng xuất khẩu là yếu tố ảnh hưởng tới sự cạnh tranh của tổng Công ty. Lãi suất thấp cho phép Tổng Công ty bán được giá thấp để cạnh tranh với hàng hoá khác, đặc biệt là đối với nhà xuất khẩu nước ngoài như: Trung Quốc, Hà Lan...

+Hai là tín dụng sau khi giao hàng: Đây là hình thức mua hối phiếu xuất khẩu tạm ứng theo chứng từ hàng hoá cuả ngân hàng đối với Tổng Công ty. Loại tín dụng này thường để trả các khoản tín dụng trước khi giao hàng.

Nhà nước bảo đảm tín dụng

Như nhiều đơn vị xuất khẩu khác, trong điều kiện cho phép để chiếm lĩnh thị trường , Tổng Công ty, thực hiện bán chịu, trả chậm cho nước ngoài. Việc bán chịu như vậy thường có rủi ro dẫn đến mất vốn. Trong trường hợp này, để khuyến khích xuất khẩu nhà nước cần phát huy hơn hiệy quả của dịch vụ bảo hiểm xuất khẩu, đền bù mất vốn để Tổng Công ty cũng như các nhà xuất khẩu khác yên tâm hoạt động và tránh được rỉu ro. Tuy nhiên bản thân Tổng Công ty cũng sẽ rất quan tâm đến việc kiểm tra khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu và thu tiền bán hàng khi hết thời hạn sử dụng tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn: Hoạt động xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam pot (Trang 76 - 77)