Về phía Tổng Công ty rau quảViệt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn: Hoạt động xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam pot (Trang 71 - 74)

II. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Tổng Công ty rau quả Việt Nam.

1.Về phía Tổng Công ty rau quảViệt Nam

1.1Đối với vùng nguyên liệu:

Với mục tiêu 15000 ha diện tích đất gieo trồng, Tổng Công ty cần có các chính sách nhằm phát triển cây ăn quả, tiến hành công tác quy hoạch, xây dựng vùng rau quả tập trung làm nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu .Cần có bước đi thích hợp ch từng năm. Từng vùng và có các dự án cụ thể cho từng vùng và từng loại cây cụ thể là:

Nâng cao khả năng khai thác, hoạt động của các nông trường, các vùng nguyên liệu hiện có. Xác định các tiểu vùng quy hoạch sản xuất, mỗi tiểu vùng sinh thái rà soát lại quy hoạch sản xuất, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của từng vùng, gắn phát triển vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến. Trước mắt tập trung cải tạo vườn tạp, xây dựng các vùng chuyên canh tập trung, thâm canh một số cây trồng có lợi thế, có khả năng cạnh tranh như: dứa, chuối, vải, xoài, rau sạch...

Ngoài ra Tổng Công ty cũng cần có những hỗ trợ thêm về vốn, cơ sở vật chất và những điều kiện khác để đảm bảo khâu bao thâu sản phẩm cho các vùng nguyên liệu này.

1.2 Công tác tạo nguồn hàng

Muốn hoạt động xuất khẩu tiến hành được thì điều kiện đầu tiên phải có hàng hoá để xuất khẩu nghĩa là phải có nguồn hàng để xuất khẩu. Công tác tạo nguồn xuất khẩu chiếm phần lớn thời gian quá trình thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu và đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu của Tổng Công ty . Ở Tổng Công ty rau quả Việt Nam đối với mặt hàng rau quả mặc dù trong số năm qua Tổng Công ty đã thực hiên việc mở rộng các loại hình thu gom, tránh được việc tạo nguồn hàng chỉ trong nội bộ mang tính chất tự túc, tự cấp, khép kín. Song các hình thức thu mua còn manh mún chưa tập trung thành các đầu mối lớn làm giảm chất lượng nguyên liệu sản xuất, công tác kiểm tra sản phẩm thu mua kém chặt chẽ sát sao, từ đó dẫn đến chất lượng các sản phẩm sản xuất ra thấp mà giá thành lại rất cao. Đòi hỏi trong những năm tới Tổng Công ty phải thành lập được mạng lưới thu mua rộng khắp, với các đầu mối thu mua quy tụ lớn, giám định sản phẩm thu mua chặt chẽ, đảm bảo số lượng và chất lượng nguyên liệu chế biến, giảm chi phí lưu thông từ đó nâng cao được chất lượng sản phẩm sản xuất, hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm nói chung và sản phẩm dứa trên thị trường Mỹ nói riêng.

1.3 Đối với sản xuất chế biến.

Đầu tư cho công nghệ sau chế biến: Để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu , cần đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch (bảo quản và chế biến). Nghành chế biến

rau quả đã hình thành và phát triển trên 30 năm. Tuy nhiên cho đến nay hầu hết các nhà máy chế biến ở tình trạng lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu bảo quản, chế biến phục vụ xuất khẩu (trừ một số nhà máy mới được xây dựng và đầu tư mới thuộc Tổng Công ty). Để nâng cao sức cạnh tranh của rau quả trên thị trường thế giới cần triển khai việc đầu tư mở rộng các nhà máy hiên có và xây dựng mới theo hướng:

- Nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có, mở rộng quy mô tương xứng với nhu cầu chế biến.

- Xây dựng một số nhà máy chế biến đặt tại vùng nguyên liệu đã được quy hoạch nhằm giảm chi phí vận tải, cung cấp nguyên liệu kịp thời cho chế biến và giải quyết việc làm cho lực lượng lao động tại chỗ. Khi xây dựng các nhà máy chế biến rau quả đặt tại vùng nguyên liệu nên tính đến khả năng chế biến các sản phẩm khác thời vụ để có thể tận dụng tối đa công suất máy.

Làm tốt công tác bảo quản rau quả: đối với rau quả, trong tương lai nhu cầu xuất khẩu tươi sẽ chiếm tỉ trọng lớn. Do vậy việc đầu tư cho công nghệ bảo quản tươi là rất quan trọng. Những giải pháp đặt ra đối với vấn đề này là kết hợp xử lí bảo quản tại vùng nguyên liệu, tại các kho cảng bến bãi, phụ thuộc vào đặc tính của từng loại rau quả để vừa giữ được chất lượng rau quả, vừa giảm tỉ lệ hư hao, hạ giá thành sản phẩm. Cần áp dụng rộng rãi các kinh nghiệm cổ truyền về bảo quản rau quả, kết hợp với các công nghệ tiên tiến, hiện đại vào bảo quản để đảm bảo chất lượng sản phẩm khi thời gian cung cấp rau quả cho thị trường xuất khẩu đòi hỏi kéo dài.

Riêng đối với thị trường Mỹ, ngoài đảm bảo các yêu cầu trên thì công tác kiểm nghiệm đảm bảo vệ sinh cũng cần hết sức chú ý, do đó Tổng Công ty cần có những cán bộ chuyên viên nắm vững nghiệp vụ kiểm tra về chất lượng hàng hoá. Thêm vào đó, Tổng Công ty cũng phải đầu tư vào dây truyền sản xuất nhãn mác, vỏ hộp để phù hợp với thị hiếu và yêu cầu của người dân Mỹ.

1.4 Đối với thông tin thị trường .

phẩm của Tổng Công ty nói riêng nhưng thị trường Mỹ cũng là thị trường khắt khe, phức tạp và có sức cạnh tranh lớn. Điều đó đòi hỏi Tổng Công ty phải xâu dựng một đội ngũ giỏi về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, biết thu thập và xử lí thông tin, biết thông thạo một đến hai ngoại ngữ ( nhất là tiếng Anh) và phải được trang bị đầy đủ thiết bị thu thập thông tin, qua đó nắm bắt nhạy bén các thông tin, những sự biến động của thị trường Mỹ. Đắc biệt Tổng Công ty nên có các chuyến đi thực tế sang thị trường để nắm bắt các thông tin một cách chính xác hơn đồng thời qua đó tạo lập các mối quan hệ làm ăn trực tiếp với bạn hàng.

Thành lập phaòng Marketing thay thế cho phòng tổng hợp. Ngoài việc đảm nhân chức năng thông tin của phòng tổng hợp, nó sẽ đi sâu nghiên cứu các khu vực thị trường cụ thể, đề ra các chiến lược thị trường , phối hợp chặt chẽ với các phòng ban để thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu.

1.5 Đối với việc xúc tiến hoạt động xuất khẩu :

Tổng Công ty cần chú trọng công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm bằng nhiều hình thức: truyền tin, tạp chí, panô, áp phích, cơ hội triển lãm trong và ngoài nước. Một thực tế chứng minh rằng: mặc dù thị trường Liên Xô và Đông Âu đã mất song kim ngạch xuất khẩu của Tổng Công ty sang liên bang Nga vẫn cao là do Tổng Công ty có văn phòng đại diên bên đó làm nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. Do đó Tổng Công ty cần thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài, đặc biệt là cần mạnh dạn sử dụng các dịch vụ tư vấn trên thị trường Mỹ. Hiên nay các Công ty nước ngoài đã sử dụng dịch vụ tư vấn của các Công ty Mỹ, kể cả trong việc đàm phán Hiệp định cấp chính phủ. Để có thể cạnh tranh được, Tổng Công ty cũng nên xem xét khả năng này.

Một phần của tài liệu Luận văn: Hoạt động xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam pot (Trang 71 - 74)