Phần mềm máy tính

Một phần của tài liệu Tin học đại cương -Chuyên (Trang 27)

7.1. Khái niệm

Máy tính được tạo nên bởi phần cứng và phần mềm.

Trong đó phần cứng có thể xem là phần xác của máy tính gồm các linh kiện điện tử: vi mạch,… và các thiết bị vật lý: vỏ máy,…

Còn phần mềm là các chương trình do con người lập sẵn. Sử dụng để điều khiển, khai thác tài nguyên phần cứng phục vụ nhu cầu (tính toán) của con người. Có thể xem phần mềm là phần hồn của máy tính.

So sánh phần cứng và phần mềm

Phần cứng Phần mềm

Vật “cứng”.

Vật liệu: kim loại, polyme… Vật chất.

Hữu hình.

Sản xuất công nghiệp bởi máy móc là chính.

Định lượng là chính.

Chịu hỏng hóc, hao mòn theo thời gian.

Vật “mềm”. Kỹ thuật sử dụng. Trừu tượng Vô hình.

Sản xuất bởi con người là chính (lập trình).

Định tính là chính. Không hao mòn.

7.2. Phân loại phần mềm

Các phần mềm có thể được phân loại như sau:

- Phần mềm sụn (firmware) là các dịch vụ cơ bản của máy tính được cài đặt sẵn trong bộ nhớ ROM.

- Phần mềm hệ thống (system application) là các hệ điều hành (operating system) - Phần mềm tầng trung gian (middleware) gồm các công cụ phát triển phần mềm và các

hệ quản trị cơ sở dữ liệu,…

- Phần mềm ứng dụng (application software) là các phần mềm ứng dụng nghiệp vụ (kế toán, tài chính,…) hay chương trình soạn thảo văn bản,…

Chương 3: HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS 1. Khái niệm hệ điều hành

Hệ điều hành: thuật ngữ tiếng Anh gọi là “Operating System”.

Ở góc độ người dùng thì: Hệ điều hành là hệ thống các chương trình cho phép khai thác thuận tiện các tài nguyên của hệ thống tính toán (máy tính). Ở đây tài nguyên bao gồm CPU, bộ nhớ, thiết bị ngoại vi, chương trình.

Ở góc độ người lập trình thì: Hệ điều hành là môi trường cho phép người lập trình xây dựng các ứng dụng phục vụ các nhu cầu thực tiễn.

Đối với hệ thống thì hệ điều hành giống như phần đệm của các chương trình và phần cứng.

2. Phân loại hệ điều hành

Ta có thể phân loại hệ điều hành theo các yếu tố sau: - Giao diện người dùng:

Giao diện văn bản (Command driven).

Giao diện đồ hoạ (GUI - Graphical User Interface):

- Dựa vào số lượng người dùng và sự riêng tư của người dùng: Single-user: Đơn người dùng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Multi-user: Nhiều người dùng, bảo mật giữa các người dùng. - Tác vụ (tasks)

Single-tasking: Một công việc (chương trình) tại “một thời điểm”.

Multi-tasking: Nhiều công việc tại “một thời điểm” (nhiều chương trình chạy đan xen nhau).

- Số lượng CPU

Single-processing: Chạy chương trình trên một CPU. Multi-processing: Chạy một chương trình trên nhiều CPU. - Luồng (thread)

Single-threading.

Multi-threading: Các phần khác nhau của một chương trình chạy “đồng thời”. - Mạng (network):

Network OS: Hỗ trợ giao tiếp mạng máy tính. Non-Network OS.

- Server/Workstation (máy chủ/máy trạm) Server OS: Dùng cho các máy chủ. Workstation OS: Dùng cho các máy trạm.

Hệ điều hành Phần cứng MS Word Internet Explorer Các phần mềm khác Người dùng

Một số hệ điều hành hiện nay: Đặc điểm

Hệ điều hành

Command GUI Multi -user Multi- tasking Multi- processing Network Server MS-DOS × Windows 9x × × × × Windows NT/2000/XP × × × × × × × Unix × × × × × × × Linux × × × × × × × Sun Solaris × × × × × × × Mac OS × × × × × × × 3. Microsoft Windows

3.1. Khởi động máy tính và Windows

Để khởi động máy tính:

- Kiểm tra xem máy tính được nối với nguồn điện chưa. - Nhấn nút Power trên thân máy tính.

Nếu máy tính đã được cài đặt sẵn hệ điều hành Windows thì thông thường nó sẽ được khởi động.

Tuỳ thuộc vào cấu hình Windows mà cần/không cần đăng nhập với username và password.

3.2. Màn hình làm việc của Windows

3.2.1. Desktop

Phần không gian lớn của màn hình làm việc.

Desktop chứa các liên kết tới các thành phần của máy tính, bao gồm:

- My Documents: Nơi lưu trữ tài liệu của người dùng.

- My Computer: Nơi truy xuất các tài nguyên (ổ cứng, máy in,…).

- My Network Places: Truy cập mạng nội bộ.

- Recycle Bin: Thùng rác, nơi chứa các thư mục và tập tin mà bạn ra lệnh xoá chúng đi. Chúng sẽ bị xoá đi thực sự khi bạn Empty Recycle Bin.

Desktop Desktop Icons System Tray Quick launch Taskbar Start menu Mouse Pointer

Để sử dụng các thành phần của Desktop ta kích đúp chuột trái vào biểu tượng để kích hoạt chức năng tương ứng.

3.2.2. Nút Start

Một đặc trưng của Windows, kích đơn chuột trái vào đây để truy xuất các chức năng, các chương trình của Windows. Bao gồm các lệnh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Shutdown: Tắt, khởi động lại,… máy tính.

- Run: Chạy một lệnh hay chương trình nào đó bằng cách gõ lệnh hoặc chỉ ra tập tin thực thi.

- Help: Kích hoạt chức năng trợ giúp. - Search: Các chức năng tìm kiếm

- Settings: Một số chức năng cài đặt, thiết lập cấu hình Windows như: Control Panel: Mở bảng điều khiển.

Network and Dialup Connections: Thiết lập mạng nội bộ và mạng Internet. Printer: Máy in.

Taskbar and Start menu: Thiết lập thanh Taskbar và menu start. - Documents: Danh sách các tập tin được mở gần đây nhất.

- Programs: Danh mục các chương trình (được cài đặt theo đúng trình tự) trong máy tính của bạn.

3.2.3. Taskbar, Quick Launch, System tray

Taskbar: là thanh hiển thị các ứng dụng đang chạy (các cửa sổ).

Quick launch bar: là thanh chức năng liên kết tới các ứng dụng hay dùng nhất.

System tray: Khay hệ thống, hiển thị một số tiến trình hoặc ứng dụng chạy ngầm dưới dạng biểu tượng

3.3. Một số đối tượng trong Windows

3.3.1. Sử dụng chuột và bàn phím

Sử dụng bàn phím:

- Gõ phím (press): Nhấn một phím nào đó rồi thả ra ngay tức thì.

- Nhấn và giữ phím (press and hold): Nhấn phím xuống nhưng không thả phím ra trong một khoảng thời gian nào đó.

- Nhấn tổ hợp phím. Vd: Ctrl+Alt+Del; Ctrl+N. Sử dụng chuột:

- Di chuột (move mouse): di chuyển con chuột à con trỏ chuột trên màn hình sẽ di chuyển theo.

- Kích chuột trái (kích chuột - click): Sử dụng ngón trỏ nhấn phím trái chuột rồi thả ra tức thì (1 lần).

- Kích đúp chuột trái (kích đúp – double click): Hai lần kích chuột liên tiếp. - Kích chuột phải (right click): Nhấn phím chuột phải 1 lần.

- Bấm và rê chuột (drag): bấm và giữ phím chuột (trái hoặc phải) rồi di chuyển chuột. - Thả phím chuột (drop): Khi rê chuột tới nơi thích hợp, thả phím chuột.

Sử dụng chuột trong Windows

- Kích đơn chuột trái để chọn một đối tượng (ví dụ các biểu tượng trên màn hình desktop).

- Kích đúp chuột trái để kích hoạt đối tượng (kích đúp).

- Kích chuột phải vào đối tượng để bật menu con (pop-up menu) cho ta nhiều thao tác hơn với đối tượng (ví dụ: xoá, sao chép, xem thông tin,…).

- Bấm và rê chuột để lựa chọn văn bản hoặc để kéo thả (drag and drop) đối tượng.

3.3.2. Chạy chương trình từ Menu Start

Kích chuột vào nút Start, chọn Programs.

Ví dụ:

Start à Programs à Accessories à Notepad(chương trình soạn tập tin văn bản thuần). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Start à Programs à Accessories à WordPad(soạn thảo văn bản, phức tạp hơn Notepad).

Start à Programs à Accessories à Paint(chương trình thao tác hình ảnh đơn giản).

3.3.3. Sử dụng Taskbar để chuyển ứng dụng

Hãy chạy thử một vài ứng dụng (Notepad, WordPad).

Các ứng dụng đang chạy được liệt kê ở trên Taskbar, kích chuột vào một ứng dụng nào đó để chuyển sang ứng dụng đó hoặc kích chuột phải vào đó để có thể có thêm lựa chọn với ứng dụng (Close: đóng, Restore: chuyển vào cửa sổ ứng dụng,…).

3.3.4. Cửa sổ - Windows

Mỗi ứng dụng được chạy sẽ tương ứng với một hoặc nhiều cửa sổ (window). Các thao tác cơ bản với cửa sổ:

- Close: Đóng cửa sổ. - Minimize: Thu nhỏ cửa sổ. - Maximize: Phóng cực đại cửa sổ.

Mỗi cửa sổ thường có một Title bar (dòng màu xanh trên cùng có chứa tên ứng dụng và tài liệu đang mở,…): Bấm chuột vào đó để chọn cửa sổ, bấm và rê chuột tại thanh này để di chuyển cửa sổ.

3.3.5. Sử dụng Menu

Menu xuất hiện trong hầu hết các ứng dụng và thường nằm phía dưới Title bar. Mỗi menu bao gồm nhiều bộ chức năng của ứng dụng:

File: các chức năng về tập tin. Edit: Các chức năng soạn thảo. Help: Các chức năng trợ giúp. …

Kích đơn chuột vào dòng chữ trên menu để lựa chọn chức năng đó, sau đó lựa chọn chức năng con tương ứng.

3.3.6. Sử dụng thanh công cụ

Cũng giống như menu, thanh công cụ (tools bar) là một đối tượng thường có trong các ứng dụng, bao gồm tập hợp các chức năng hay dùng của ứng dụng. Chỉ cần kích chuột vào một nút nào đó trên thanh công cụ để kích hoạt chức năng tương ứng.

3.3.7. Hộp thoại Dialog

Là một dạng cửa sổ nhưng thường có kích thước nhỏ hơn, được dùng trong các ứng dụng để giao tiếp với người dùng.

Trên hộp thoại thường có nhiều đối tượng khác như hộp danh sách, hộp kiểm, hộp chọn, hộp nhập liệu.

Hình bên là hộp thoại định dạng phông chữ trong WordPad.

Tooltip – dòng chữ xuất hiện khi di chuột đến nút

Kích chuột vào nút để kích hoạt chức năng tương ứng Thu nhỏ Phóng to Đóng cửa sổ Thay đổi khích thước cửa sổ bằng cách rê chuột

3.3.8. Hộp danh sách, thanh cuốn

Hộp danh sách (list box) liệt kê các lựa chọn (số, chữ) cho phép người dùng chọn một trong số đó.

Thanh cuốn (scroll bar) cho phép ta xem các vùng khác của đối tượng nào đó (cửa sổ, hộp danh sách) không đủ hiển thị trong không gian cho phép.

3.3.9. Các điều khiển khác trên hộp thoại

Trên hộp thoại thường có các điều khiển sau:

Tab, Option Box, Check Box, TextBox, và các nút nhấn (Button).

3.3.10. Hệ thống trợ giúp của Windows

Kích chuột vào nút Start, chọn Help để kích hoạt chức năng trợ giúp.

3.4. Windows Explorer (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Windows Explorer là một chương trình gắn liền với Windows cho phép ta thao tác với hầu hết các chức năng của Windows.

Khởi động Windows Explorer:

• Kích đúp chuột (hoặc kích chuột phải và chọn Explorer) vào biểu tượng My Computer trên desktop.

Thanh cuốn sử dụng để xem các phần khác của danh sách Hộp danh sách

hiển thị giá trị được lựa chọn

Kích chuột vào mũi tên để hiển thị danh sách

Kích chuột vào các Tab (nhóm)

Hộp chọn (Option Box) chỉ chọn 1. Và Hộp kiểm (Check Box) có thể đánh dấu nhiều.

Nhập số liệu trực tiếp vào hộp văn bản (TextBox). Nhập hoặc nhấp vào mũi tên để tăng giảm giá trị.

3.5. Lưu trữ trong Windows

Bao gồm các đĩa cứng (hard disk), đĩa mềm (floppy disk), đĩa CDROM, DVDROM, Flash…

Windows sử dụng các chữ cái để chỉ định các thiết bị lưu trữ như: - A,B: Các ổ mềm

- C,D,…: Ổ cứng, CDROM,…

Mỗi “đĩa” được gán nhãn (label). System(C:) - ổ C có nhãn là System

3.5.1. Tập tin và thư mục

Giả sử chúng ta cần lưu trữ danh sách các lớp sinh viên của trường ĐHSP tại tủ hồ sơ của phòng ĐT. Thông tin đó sẽ được lưu trữ theo hệ thống như sau:

Khoá học: Mỗi khoá học một ngăn to (Vd: 2003, 2004, 2005…).

Khoa: Mỗi khoa một ngăn nhỏ chứa trong ngăn của khoá (Vd: Toán, Tin, Sử…).

Lớp: Mỗi lớp có một tờ danh sách lớp, đặt trong ngăn của khoa (Vd: 02CTT01,03CCT1…).

Các ngăn là các chỗ chứa.

Các tờ danh sách là thông tin thực sự

Thư mục (directory, folder): Giống như các ngăn chứa trong tủ hồ sơ, là nơi có thể chứa các tập tin và thư mục khác. Thư mục ở cấp cao nhất gọi là thư mục gốc.

Tập tin (file): Giống như tờ danh sách. Trong máy tính tập tin là tổ chức dữ liệu thực tế lưu trên các thiết bị lưu trữ như đĩa mềm, đĩa cứng,…

Tóm lại: Thư mục được sử dụng để tổ chức các tập tin theo hạng mục, tập tin biểu diễn dữ liệu thực sự được ghi lên thiết bị lưu trữ.

3.5.2. Tên tập tin và thư mục

Tuỳ thuộc hệ thống máy tính mà ta có cách đặt tên là khác nhau. Như:

• Hệ DOS có tên gồm 2 phần Phần tên: ≤ 8 ký tự

Phần mở rộng: ≤ 3 ký tự (loại tập tin, thư mục): txt, doc, xls, exe, com. Ngăn cách bởi dấu chấm

Ví dụ: danhsach.doc, baithi.pas,…

Thường thì thư mục không sử dụng tên mở rộng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Hệ Windows cũng có tên gồm 2 phần với chiều dài tối đa là 255.

3.5.3. Đường dẫn

Khái niệm đường dẫn được dùng để diễn đạt một thư mục hay tập tin đặt ở đâu trong máy tính. Có hai loại đường dẫn:

• Đường dẫn thư mục: Menu Bar Tool Bar Đường dẫn thư mục Thư mục Tập tin

Có dạng: tên_ổ_đĩa:\tên_thư_mục_cha\tên_thư_mục

Ví dụ

C:\SV là đường dẫn ám chỉ thư mục SV trên ổ đĩa C.

C:\SV\MT48 là thư mục MT48 chứa trong thư mục SV trên ổ đĩa C.

C:\ là thư mục gốc trên ổ đĩa C (chỉ định ổ C).

• Đường dẫn tập tin:

Có dạng: đường_dẫn_thư_mục\tên_tập tin.

Ví dụ: C:\SV\Tinhoc\danhsach.doc ám chỉ tập tin danhsach.doc trong thư mục Tinhoc.

3.6. Các thao tác cơ bản trong Windows

Các thao tác cơ bản với các đối tượng của Windows cũng được áp dụng với Windows Explorer.

Sử dụng cửa sổ bên trái của Windows Explorer để di chuyển tới các nơi khác nhau (các ổ cứng khác như C:, D:,…, các thư mục khác). Kích hoặc kích đúp chuột vào một ổ cứng, thư mục được liệt kê nào đó.

3.6.1. Tạo thư mục

Để tạo thư mục mới, kích chuột vào không gian trống trong phần hiển thị nội dung của thư mục rồi chọn NewàFolder.

Hoặc kích chuột vào menu File rồi chọn NewàFolder. Sau đó gõ tên cho thư mục rồi nhấn phím Enter

3.6.2. Tạo tập tin

Khởi động chương trình soạn tập tin tương ứng.

Ví dụ: Muốn tạo tập tin văn bản thì sử dụng Microsoft WordPad, Microsoft Word,… Sử dụng chương trình:

• Tạo tập tin mới (FileàNew).

• Lưu tập tin (FileàSave).

• Gõ tên tập tin rồi gõ Enter.

3.6.3. Sao chép, xóa thư mục, tập tin

Kích chuột phải vào một tập tin/thư mục.

Chọn Copy để sao (hoặc Cut để chuẩn bị chuyển, Delete để xoá). Chuyển đến thư mục cần dán.

Kích chuột phải vào thư mục (hoặc không gian trống trong cửa sổ nội dung thư mục) rồi chọn Paste để dán.

Thư mục/tập tin bị xoá sẽ được lưu vào Recycle Bin (trên desktop). Kích chuột phải vào đó rồi chọn Empty Recycle Bin để xoá hẳn các tập tin/thư mục khỏi máy tính.

3.6.4. Đổi tên tập tin/thư mục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ta thực hiện từng bước sau:

• Kích chuột phải vào biểu tượng tập tin/thư mục.

• Chọn Rename.

• Gõ tên tập tin/thư mục mới.

• Gõ Enter.

3.6.5. Làm việc với ổ mềm

Đưa đĩa mềm vào ổ mềm của máy tính.

3.7. Bảng điều khiển

Bảng điều khiển (Control Panel) cung cấp các chức năng quản lý hệ thống (tham khảo thêm các tài liệu và Windows Help):

- Add/Remove Programs: Cài đặt, gỡ bỏ chương trình. - Administrative Tools: Các công cụ quản trị.

- Display: Thiết lập hiển thị cho màn hình (độ phân giải, màu sắc). - Date and Time: Thiết lập thời gian.

- Folder Options: Thiết lập hiển thị folder. - Fonts: Phông chữ.

- Internet Options: Internet Explorer Options. - Keyboard : Các thiết lập bàn phím.

- Mouse : Các thiết lập cho chuột.

- Regional Options: Lựa chọn vùng lãnh thổ. - System: Thông tin hệ thống.

Để khởi động Control Panel ta thực hiện từng bước sau:  Kích chuột vào nút Start.

 Chọn Settings.  Chọn Control Panel.

3.8. Tắt máy

Tắt máy là thao tác quan trọng và cần thiết để tránh gây hỏng hóc cho các thiết bị cũng như cho Windows khi ta kết thúc phiên làm việc. Kích chuột vào nút Start rồi chọn Shutdown, sau đó chọn Shutdown trong hộp thoại “What do you want the computer to do?” rồi kích

Chương 4: MẠNG VÀ INTERNET 1. Mạng máy tính

1.1. Khái niệm

Xuất phát từ nhu cầu trao đổi thông tin giữa các máy tính với nhau mà người ta thiết lập nên mạng máy tính.

Các máy tính được nối kết với nhau và có thể “nói chuyện” được với nhau à mạng máy tính (computer network).

1.2. Mạng LAN-WAN

Mạng LAN là mạng máy tính của một trường học, một công ty, một cửa hàng Internet Café,… tạo nên mạng cục bộ (LAN - Local Area Network).

Mạng WAN là mạng máy tính trong một thành phố, một quốc gia,… tạo nên mạng diện rộng (WAN – Wide Area Network).

Mạng WAN là liên kết của nhiều mạng LAN.

2. Internet

2.1. Khái niệm

Internet là mạng WAN toàn cầu, là sự liên kết của nhiều mạng WAN trên thế giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khởi đầu từ dự án ARPANET (Advanced Research Projects Agency Network) năm 1969 của Mỹ.

Internet không được quản lý bởi bất cứ tổ chức, cá nhân nào trên thế giới và tất nhiên không phải máy tính nào cũng kết nối Internet.

Một phần của tài liệu Tin học đại cương -Chuyên (Trang 27)