Các chỉ tiêu khối lƣợng của ốc đĩa

Một phần của tài liệu tìm hiểu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc đĩa (nerita balteata reeve, 1855) tại quảng ninh (Trang 37 - 38)

* Chỉ tiêu khối lƣợng theo thời gian nghiên cứu.

Bảng 3.6: Các chỉ tiêu về khối lƣợng của ốc đĩa.

Tháng Số mẫu (con) (g) tm (g) tm / (%) 1 33 11,54 ± 3,67 3,34 ± 1,23 28,94 2 42 5,98 ± 1,95 1,49 ± 0,51 24,92 3 48 3,98 ± 1,15 1,04 ± 0,36 26,13 4 45 4,99 ± 2,74 1,49 ± 0,79 29,86 5 39 8,31 ± 1,92 2,55 ± 0,62 30,69 Tổng/TB 207 6,96 ± 2,29 1,98 ± 0,70 28,48

Khi so sánh khối lƣợng thân mềm và khối lƣợng toàn thân của ốc đĩa qua các tháng, bảng 3.6 cho thấy rằng khi kích thƣớc ốc đĩa càng lớn, khối lƣợng toàn thân và khối lƣợng thân mềm cũng tăng tƣơng ứng. Tháng 1 có khối lƣợng toàn thân và khối lƣợng thân mềm của ốc đĩa đạt giá trị trung bình cao nhất nhƣng tỷ lệ giữa khối lƣợng thân mềm với khối lƣợng toàn thân lại thấp hơn tháng 5 – nhóm ốc có kích thƣớc lớn thứ hai. Tỷ lệ tháng 1 là 28,94%, tháng 5 là 30,69 và tháng 4 là 29,86%. Có thể đây là các tháng ốc đĩa đang trong giai đoạn phát triển phần thân mềm khi kích thƣớc đã lớn.

Kích thƣớc, khối lƣợng của ốc đĩa giữa các tháng không theo quy luật chung mà tăng lên, giảm xuống tùy theo từng tháng. Vì thu mẫu ở nhiều địa điểm của tỉnh Quảng Ninh và thu theo kiểu ngẫu nhiên nên kích thƣớc và khối lƣợng không tăng theo thời gian phát triển. Có thể do mỗi vùng thu mẫu có những điều kiện tự nhiên

nhƣ độ mặn, pH, nhiệt độ…khác nhau đã tác động đến quá trình sinh trƣởng, phát triển của ốc đĩa tại địa điểm đó.

* Chỉ tiêu khối lƣợng theo nhóm kích thƣớc.

Mối quan hệ giữa khối lƣợng toàn thân trung bình (g) với các nhóm kích thƣớc từ 18 đến 42mm đƣợc thể hiện ở bảng 3.7 với 207 mẫu cho thấy rằng khi kích thƣớc tăng lên thì khối lƣợng toàn thân và khối lƣợng thân mềm tăng theo. Tỷ lệ giữa khối lƣợng thân mềm với khối lƣợng toàn thân hầu nhƣ tăng dần giữa các nhóm kích thƣớc. Nhóm kích thƣớc từ 18 – 22mm đạt tỷ lệ nhỏ nhất 25,45%, 3 nhóm kích thƣớc còn lại đạt tỷ lệ cao hơn và tƣơng đối đều nhau. Ở nhóm 28 – 32mm, tỷ lệ này đạt giá trị cao nhất 30,49%. Tuy nhiên đến nhóm kích thƣớc lớn nhất (L > 32mm) tỷ lệ này giảm xuống đạt tỷ lệ 28,39%. Nhƣ vậy khối lƣợng thân mềm không hoàn toàn phụ thuộc vào kích thƣớc của ốc đĩa. Nghĩa là khi ốc đạt kích thƣớc lớn đến một giới hạn, xong quá trình tích lũy chất dinh dƣỡng cho cơ thể, khối lƣợng thân mềm của ốc sẽ tăng chậm lại chuẩn bị cho quá trình phát triển tuyến sinh dục và thành thục sinh dục.

Bảng 3.7: Chỉ tiêu khối lƣợng theo nhóm kích thƣớc.

Nhóm kích thƣớc L (mm) Số mẫu (con) (g) tm (g) tm / (%) 18 – 22 64 3,34 ± 0,81 0,85 ± 0,19 25,45 23 - 27 76 6,24 ± 1,17 1,75 ± 0,54 28,04 28 – 32 45 8,56 ± 1,67 2,61 ± 0,49 30,49 > 32 22 13,56 ± 3,01 3,85 ± 1,19 28,39

Một phần của tài liệu tìm hiểu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc đĩa (nerita balteata reeve, 1855) tại quảng ninh (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)