Các đặc điểm sinh học sinh sản của mỗi loài nhƣ mùa vụ sinh sản, kích thƣớc tham gia sinh sản, sức sinh sản, tập tính sinh sản …đƣợc coi nhƣ là “chỉ số khoa học” để đánh giá sự phong phú của quần thể, khả năng bổ sung nguồn lợi hàng năm của loài, đặc biệt làm cơ sở cho những kế hoạch quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi các loài thủy sản có giá trị kinh tế ở mỗi vùng biển [12]. Đây cũng là nội dung quan trọng nhất trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài, làm cở sở cho những nghiên cứu sâu hơn về sinh sản và sinh sản nhân tạo loài ốc đĩa này.
Giới tính và tỷ lệ đực cái.
Xác định giới tính: Đối với loài ốc đĩa, giới tính không đƣợc xác định bằng cách dựa vào hình thái bên ngoài của chúng, mà dựa vào giải phẫu để quan sát tuyến sinh dục bên trong bằng mắt thƣờng và trên kính hiển vi quang học Olympus.
Tỷ lệ đực cái đƣợc xác định theo phƣơng pháp của Pravdin (1973) [7]. Công thức tính tỷ lệ đực cái nhƣ sau:
Tỷ lệ ốc đĩa cái (%) = × 100 Tỷ lệ ốc đĩa đực (%) = × 100 Tỷ lệ đực : cái = Trong đó: a: số cá thể cái b: số cá thể đực c: tổng số mẫu
Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục.
Các mẫu ốc đĩa đƣợc tiến hành đo kích thƣớc chiều dài, chiều rộng, chiều cao và cân khối lƣợng bằng cân điện tử Sartorius. Sau đó, dùng búa đập vỏ lấy phần thân mềm bên trong, quan sát phân biệt đực cái. Khi quan sát xong, lấy một ít tuyến sinh dục hòa đều với ít nƣớc biển quan sát bằng kính hiển vi quang học Olympus để xác định các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục.
Phƣơng pháp làm tiêu bản mô buồng trứng và tinh sào theo phƣơng pháp Seckan và Hrapchack (1980).
+ Tuyến sinh dục đƣợc cố định bằng bằng Buoin từ 12 – 36 giờ. Sau đó chuyển sang cồn Etanol 70% để bảo quản.
+ Xử lý mẫu: Mẫu đƣợc ngâm lần lƣợt trong cồn Etanol 95%, 100%, mỗi loại ngâm trong 4 giờ, sau đó ngâm trong Methyl salicylate từ 12 – 24 giờ.
+ Đúc parafin: Đúc parafin tạo thành các khối parafin có chứa mẫu với kích thƣớc khoảng 2x2x1.
+ Cắt mẫu: Cắt mẫu bằng máy cắt Microtome. Lát cắt dày 5-7 µm đƣa vào trong nƣớc ấm (40 – 50oC) có albumin khoảng 1 -2 phút để lát cắt giãn ra, không bị nhăn.
+ Tiêu bản nhuộm bằng thuốc nhuộm Hematocylin – Mayer và Eoxin. Làm mất parafin và làm trong mẫu bằng dung dịch xilen. Làm no nƣớc, mất nƣớc mẫu bằng cồn Etanol với các nồng độ khác nhau (100%, 95%, 80%, 50%).
+ Tiêu bản đƣợc quan sát và chụp ảnh bằng kính hiển vi quang học Olympus với độ phóng đại 400 lần.
Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục ốc đĩa dựa theo thang 5 bậc của Quayle và Newkirk (1989) mô phôi học thủy sản đƣợc chia thành 5 giai đoạn từ giai đoạn I đến giai đoạn V nhƣ sau:
+ Giai đoạn I: Tuyến sinh dục chƣa phát triển, tuyến sinh dục có kích thƣớc rất nhỏ không rõ ràng, chƣa có sự hiện diện của nang follicule, mô leydig chiếm toàn bộ tuyến sinh dục, ở giai đoạn này chƣa xác định đƣợc giới tính.
+ Giai đoạn II: Tuyến sinh dục đang phát triển, có thể phân biệt đực cái thông qua màu sắc của tuyến sinh dục. Quá trình tạo giao tử bắt đầu với sự xuất hiện của các nang follicule chen lẫn trong các mô leydig.
+ Giai đoạn III: Giai đoạn bắt đầu thành thục, nang follicule phình to chiếm gần hết khối nội tạng, mô leydig giảm nhanh.
+ Giai đoạn IV: Giai đoạn chín (thành thục sinh dục). Nang tinh phồng lên và hầu hết chứa trứng và tinh trùng, vách nang mỏng dần, tuyến sinh dục ở trạng thái chín. Trứng sẵn sàng thụ tinh và tinh trùng có khả năng hoạt động.
+ Giai đoạn V: Giai đoạn sau khi đẻ và phóng tinh, buồng trứng và túi tinh rỗng. Quan sát trên kính hiển vi thấy bên trong còn sót lại một ít tinh trùng và trứng. Giai đoạn này mô sinh dục bị thay thế dần bởi mô leydig.
Sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tƣơng đối.
Sức sinh sản của thủy sinh vật là khả năng đẻ của con cái trong một mùa sinh sản hay trong cả đời sống của nó.
- Sức sinh sản tuyệt đối: (Fa) (số trứng/ cá thể) đƣợc xác định bằng cách đếm số lƣợng trứng ở giai đoạn thành thục [11].
Tổng số trứng của cá thể đƣợc tính theo công thức: Fa = × Wtsd
Trong đó:
Fa: Sức sinh sản tuyệt đối. a: Số lƣợng trứng đếm đƣợc.
n: Khối lƣợng phần buồng trứng đem đếm (g). Wtsd : Khối lƣợng buồng trứng (g).
- Sức sinh sản tƣơng đối (Frg): Số lƣợng trứng/gam cá thể.
Frg1 (số lƣợng trứng/gam cá thể) =
Frg2 (số lƣợng trứng/gam tuyến sinh dục) = W: Khối lƣợng toàn thân ốc đĩa (g).
Cách tiến hành: Lấy tuyến sinh dục đem cân bằng cân Sartorius. Xác định đực cái bằng kính hiển vi quang học Olympus. Nếu là cá thể cái, lấy tuyến sinh dục pha với 15ml nƣớc biển để tạo dung dịch huyền phù. Sử dụng buồng đếm động vật để đếm số lƣợng trứng. Lấy 1ml ra để tính số lƣợng trứng. Thao tác đếm trứng lặp lại 3 lần, tính số lƣợng trứng trung bình/1ml mẫu rồi tính tổng số lƣợng trứng của cả buồng trứng.
Mùa vụ sinh sản.
Mùa vụ sinh sản ốc đĩa đƣợc xác định dựa trên số mẫu phân tích sinh học hàng tháng, tỷ lệ các cá thể chín mùi sinh dục và đang tham gia sinh sản (tuyến sinh dục
ở giai đoạn IV), cá thể đã đẻ xong (tuyến sinh dục ở giai đoạn V). Tháng có trên 50% số cá thể chín mùi sinh dục và đang tham gia sinh sản hoặc đã đẻ xong đƣợc coi là mùa vụ sinh sản chính của ốc đĩa [12]. Mùa vụ sinh sản của ốc đĩa đƣợc xác định trên cở sở phân tích mẫu kết hợp kết quả điều tra xác định mùa vụ xuất hiện của ốc đĩa giống tại các bãi phân bố.
Hệ số thành thục sinh dục (GSI):
Hệ số thành thục sinh dục đƣợc xác định theo phƣơng pháp của Pravdin [7]: Là tỷ lệ phần trăm của khối lƣợng tuyến sinh dục trên khối lƣợng toàn thân (gồm cả tuyến sinh dục).
Hệ số thành thục sinh dục đƣợc tính theo công thức sau: × 100%
Trong đó:
GSI: Hệ số thành thục (%).
Wtsd: Khối lƣợng tuyến sinh dục (g). W: Khối lƣợng toàn thân (g).
Kích thƣớc thành thục sinh dục lần đầu.
Kích thƣớc thành thục sinh dục lần đầu đƣợc xác định là nhóm kích thƣớc nhỏ nhất mà tại đó các cá thể có tuyến sinh dục phát triển ở giai đoạn III trở lên (giai đoạn tuyến sinh dục đang chín, đã chín và sau khi đẻ) chiếm tỷ lệ ≥ 50% trên tổng số mẫu thu đƣợc [7].