- Tỉ lệ nước xay:
Khối lượng lá dứa: 50 g
Khảo sát tỉ lệ lá dứa : nước xay là: 1:1 ; 1:1.5 ; 1:1.7 ; 1:2
Hàm mục tiêu: Chọn ra lượng nước xay tối thiểu để quá trình xay diễn ra một cách dễ dạng Nhận xét: qua khảo sát về tỉ lệ lá dứa : nước cho ta thấy ở tỉ lệ 1:1 thì việc xay lá dứa rất khó khăn, càng về những tỉ lệ sau thì việc xay lá dứa tương đối dễ dàng, ta chọn tỉ lệ 1:2 vì ở tì lệ này lá dứa được xay dễ dàng nhất, đồng thời cho ra màu nước dứa đẹp, đồng thời mùi và vị của lá dứa cũng tốt nhất.
Vậy tỉ lệ giữa khối lượng lá dứa/khối lượng nước là ½ thì là tỉ lệ tối ưu để quá trình xay diễn ra được dễ dàng.
- Tốc độ xay lá dứa ở mức 1 trong khoảng thời gian là 41s81 - Nồng độ chất khô của nước cốt lá dứa:
Vì nồng độ chất khô của lá dứa thấp nên ta sẽ tính hàm lượng chất khô dựa vào độ ẩm của nước cốt lá dứa
Độ ẩm của nước cốt lá dứa:
wladua=8.46−7.32 8.46−7.28∗100=96.61
Với : 8.46 là khối lượng chén nung và khối lượng mẫu lá dứa trước khi sấy (g) 7.32 là khối lượng chén nung và khối lượng mẫu lá dứa sau khi sấy (g) 7.28 là khối lượng chén nung (g)
Hàm lượng chất khô trong nước cốt lá dứa: 100% – 96.61% = 3.39% - Độ nhớt của nước cốt lá dứa:
Cách thực hiện: Sau khi xay lượng lá dứa với tỉ lệ nước thích hợp, ta thu được lượng nước cốt tương ứng, lấy khoảng 20 ml nước cốt dừa đem đi lọc tinh bằng giấy lọc băng trắng. Sau thời gian lọc ta thu được khoảng 15 ml dịch nước cốt lá dứa. Hạ nhiệt độ của dịch lọc xuống 20oC bằng cách để vào tủ lạnh, đồng thời ta cũng đem ống mao quản bỏ vào tủ lạnh, sao cho nhiệt độ ống mao quản và dịch lọc là 20oC. Sau khi đạt nhiệt độ đúng yêu cầu, hút 10ml dịch lọc cho vào ống mao quản và tiến hành đo thời gian chay của dịch lọc qua ống mao quản. Tiến hành đo lặp lại 3 lần.
Áp dụng công thức tính độ nhớt như phần nước cốt dừa.
Thời gian trung bình chảy qua ống mao quản của nước cốt lá dứa:
tTB = (12.96+12.93+12.98
3 ) = 12.96 s
μ=(π∗(2.10−3)4∗10 8∗0.01)∗998.2∗12.96=8.12∗10−5
kg/ms