Phần củng cố

Một phần của tài liệu SGV Ngữ văn 12 tập 2 (Trang 30 - 52)

- Nắm đợc đặc điểm chung của nhân vật Nguyễn Thi, qua đó hiểu đợc sâu sắc chủ đề tác phẩm.

- Hiểu đợc những đặc sắc cơ bản của nghệ thuật tác phẩm : sáng tạo tình huống truyện dẫn đến nghệ thuật trần thuật theo dòng ý thức của nhân vật ; mỗi nhân vật một tâm lí, một tính cách riêng đợc diễn tả chính xác, tinh tế. Dựng đối thoại và độc thoại nội tâm hấp dẫn và cảm động.

iv − hớng dẫn thực hiện bài tập Nâng cao

GV cần hớng dẫn HS đọc toàn văn truyện Những đứa con trong gia đình để có đầy đủ chi tiết nhằm tìm hiểu, phân tích tính cách và chất Nam Bộ ở những nhân vật nông dân của Nguyễn Thi trong cuộc chiến đấu chống Mĩ cứu nớc vô cùng ác liệt (xem phần II - Những điểm cần lu ý, điểm 3).

V − Tài liệu tham khảo

Nguyễn Đăng Mạnh, Sức sống của ngòi bút Nguyễn Thi, in trong Con đờng

Bài Viết số 5

(Nghị luận văn học)

(2 tiết)

I − Mục tiêu bài học

Giúp HS :

Nắm vững cách thức làm bài nghị luận văn học (về tác phẩm văn xuôi).

− Biết vận dụng những hiểu biết về các tác phẩm truyện trong phần

Đọc văn đã học để viết bài ; có kĩ năng phân tích truyện.

II − những điểm cần lu ý

1. Về nội dung

a) Bài viết số 5 mở đầu Học kì II bằng bài viết nghị luận văn học. Cụ thể là nghị luận về một đoạn văn, một vấn đề nội dung hoặc nghệ thuật trong tác phẩm văn học. Các tác phẩm ở phần Đọc văn đầu Học kì II lớp 12 chủ yếu là tác phẩm văn xuôi Việt Nam sau 1945 nh : Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ

nhặt (Kim Lân), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Rừng xà nu

(Nguyễn Trung Thành),... Nh vậy chủ yếu là các truyện ngắn. Vì thế, GV cần lu ý HS cách làm bài nghị luận về một tác phẩm văn xuôi đã học. Với các đề văn nghị luận về một tác phẩm tự sự, khi viết bài HS thờng mắc lỗi diễn xuôi nội dung và kể lại cốt truyện một cách đơn thuần. HS cũng thờng đánh đồng việc phân tích một tác phẩm văn xuôi với phân tích đặc điểm tính cách nhân vật, coi yêu cầu phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ và phân tích nhân vật Mị hoặc A Phủ là một. Một trong những điểm yếu nữa là kĩ năng phân tích lời văn nghệ thuật (phân tích một đoạn văn xuôi nghệ thuật). HS không biết bám vào các chi tiết, từ ngữ, hình ảnh, điểm nhìn, các thủ pháp nghệ thuật nhằm khắc hoạ tính cách nhân vật, bút pháp miêu tả, để chỉ ra cái hay, cái đẹp của đoạn… văn. Trớc và sau khi viết bài số 5, GV cần nhắc nhở HS về những lỗi thờng gặp để rút kinh nghiệm.

b) Bài viết số 5 trong SGK Ngữ văn 12 Nâng cao nêu lên bốn đề nghị luận văn học. Đề 1 yêu cầu phân tích vẻ đẹp của đoạn trích tác phẩm Vợ nhặt. Đề 2 yêu cầu phân tích thành công của Tô Hoài trong việc khắc hoạ nội tâm nhân vật qua một đoạn trích tự chọn từ tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Đề 3 yêu cầu HS

phân tích vai trò và ý nghĩa của nhân vật vợ Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt. Đề 4 phân tích màu sắc Nam Bộ trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. Nh thế có thể thấy, mặc dù Bài viết số 5 cũng nh nhiều bài kiểm tra khác, tuy chỉ cần một đề nhng sách bao giờ cũng nêu lên nhiều dạng khác nhau, xoay quanh một đề tài, một vấn đề trọng tâm. Với Bài viết số 5, các vấn đề trong tác phẩm văn xuôi có thể là một đoạn trích (Đề 1 và 2), có thể là một nhân vật (Đề 3), có thể là một vấn đề nội dung hoặc nghệ thuật trong một tác phẩm cụ thể (Đề 4). GV có thể tự ra đề hay lựa chọn một trong bốn đề mà SGK đã nêu lên. Nhng khi trả bài cần lu ý HS các vấn đề cần nghị luận ở một tác phẩm văn xuôi là những vấn đề nào để HS có ý thức tìm hiểu.

2. Về phơng pháp

Đây là bài viết 2 tiết ở lớp, GV cần xác định yêu cầu cho bài viết một cách phù hợp (về nội dung, về độ dài,... ), không yêu cầu quá cao, chú ý đánh giá các yêu cầu về kiểu văn bản, về khả năng vận dụng các kiến thức và kĩ năng phân tích văn học ; các thao tác nghị luận đã học,...

III − gợi ý về cách làm các đề văn

Đề 1. Vẻ đẹp của đoạn trích từ tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân) thể hiện ở nghệ

thuật miêu tả nội tâm nhằm khắc hoạ tính cách nhân vật. ở đây chủ yếu là diễn biến tâm trạng và tính cách của nhân vật bà cụ Tứ (mẹ Tràng). Đó là một tâm trạng từ ngỡ ngàng, băn khoăn, sửng sốt đến đau xót, tủi cực "vừa ai oán vừa xót thơng cho số kiếp đứa con mình". Tâm trạng ấy đợc miêu tả không chỉ bằng những suy nghĩ nội tâm mà còn thể hiện rất thành công trong bút pháp miêu tả ngoại hình, hoàn cảnh, ngôn ngữ, hành động của nhân vật. HS cần chỉ ra và phân tích đợc các biểu hiện cụ thể ấy.

Đề 2. Tự lựa chọn một đoạn trích trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài,

phân tích để làm nổi bật thành công của tác giả trong việc khắc hoạ nội tâm nhân vật.

Khắc hoạ nội tâm nhân vật là một thành công của Tô Hoài trong truyện Vợ

chồng A Phủ. Để khắc hoạ nội tâm nhà văn không chỉ dùng bút pháp miêu tả

những suy nghĩ và diễn biến tâm trạng mà còn miêu tả qua hành động, ngôn ngữ, ngoại cảnh, Căn cứ vào cách hiểu đó, HS tự chọn một đoạn thể hiện rõ … nhất thành công của Tô Hoài về phơng diện này. Thực chất đây cũng là yêu cầu phân tích một đoạn văn xuôi nghệ thuật.

Đề 3. Để làm nổi bật vai trò và ý nghĩa của nhân vật vợ Tràng trong

truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, HS cần chỉ ra hai ý cơ bản sau : a) Vai trò và ý nghĩa của một nhân vật đối với truyện ngắn thể hiện ở những phơng diện nào ?

− Về nội dung : nhân vật đó có vai trò lớn trong việc làm nổi bật chủ đề t tởng, cũng nh giá trị phản ánh (hiện thực, nhân đạo).

− Về hình thức : nhân vật đó có vai trò trong việc hình thành và phát triển cốt truyện, là nhân vật phụ hay chính,...

b) Từ các yêu cầu trên, phân tích và chỉ ra nhân vật vợ Tràng có vai trò và ý nghĩa rất to lớn đối với truyện Vợ nhặt, thực chất là trả lời câu hỏi : Nếu không có thị (vợ Tràng) thì nội dung và hình thức của truyện sẽ bị ảnh hởng nh thế nào ? Phân tích và chứng minh những nhận xét của mình bằng tác phẩm (đây là ý trọng tâm của bài viết).

Đề 4. Để làm tốt đề này, GV hớng dẫn HS triển khai theo lô gích sau :

a) Thế nào là màu sắc Nam Bộ ? (Màu sắc Nam Bộ thể hiện ở những yếu tố nào ? Nội dung và hình thức).

b) Màu sắc Nam Bộ đợc thể hiện trong tác phẩm Những đứa con trong gia

đình của Nguyễn Thi ở chỗ nào và thể hiện nh thế nào, bằng cách nào ? (phân

tích và chứng minh - phần trọng tâm của bài viết).

c) Bình luận về vai trò và ý nghĩa của màu sắc Nam Bộ trong tác phẩm của Nguyễn Thi.

IV − Tài liệu tham khảo

- Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, Nguyễn Văn Long, in trong Giảng văn văn

học Việt Nam hiện đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.

− Nhà văn nói về tác phẩm, Hà Minh Đức biên soạn và tuyển chọn, NXB Giáo dục, 2005.

Sức sống của ngòi bút Nguyễn Thi, Nguyễn Đăng Mạnh, in trong Con đờng đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục, 2002.

rừng xà nu

(2 tiết)

nguyễn trung thành i - mục tiêu cần đạt

Giúp HS :

− Cảm nhận đợc ý chí bất khuất, tinh thần chiến đấu của con ngời Tây Nguyên và con đờng giải phóng của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

− Hiểu đợc bút pháp nghệ thuật đậm tính sử thi và lãng mạn của truyện qua cách trần thuật, miêu tả thiên nhiên, nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu. ii − những điểm cần lu ý

1. Về nội dung

Để hiểu và thâm nhập đợc vào không khí t tởng − cảm xúc của tác phẩm cần nắm đợc hoàn cảnh ra đời của truyện Rừng xà nu. Nguyên Ngọc đã nói khá kĩ về điều đó trong một bài viết Về một truyện ngắn : "Rừng xà

nu"(). Truyện đợc viết vào đầu năm 1965, ở khu căn cứ của chiến trờng miền Trung Trung Bộ, trong không khí sôi sục của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nớc. Đó là thời điểm sau khi Mĩ ồ ạt đổ quân vào miền Nam nớc ta và đánh phá ác liệt miền Bắc, cuộc kháng chiến của dân tộc ta chuyển sang giai đoạn chống lại cuộc chiến tranh cục bộ của đế quốc Mĩ. Mặc dù truyện Rừng xà nu viết về sự kiện cuộc nổi dậy của một buôn làng Tây Nguyên trong thời kì đồng khởi trớc năm 1960, nhng chủ đề và t tởng của tác phẩm vẫn có quan hệ mật thiết với tình hình thời sự của cuộc kháng chiến lúc tác phẩm ra đời. Cố nhiên, ý nghĩa t tởng của tác phẩm không bị giới hạn trong tính thời sự nh thế, mà mang giá trị khái quát về chân lí lịch sử, về con đờng giải phóng của nhân dân trong thời đại cách mạng.

2. Về phơng pháp

– Truyện ngắn Rừng xà nu thể hiện tập trung phong cách sử thi lãng mạn của ngòi bút Nguyên Ngọc, đồng thời cũng rất tiêu biểu cho khuynh hớng sử thi của nền văn học cách mạng từ sau năm 1945, đặc biệt là ở thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Để hiểu đợc đặc điểm này của tác phẩm, GV cần lu ý HS đọc và nhớ lại phần viết về khuynh hớng sử thi và cảm hứng lãng mạn ở bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám

1945 đến hết thế kỉ XX, rồi vận dụng để tìm hiểu những biểu hiện

của khuynh hớng ấy trong một tác phẩm.

– Rừng xà nu có hai câu chuyện lồng ghép vào nhau, với nhiều tình tiết,

sự kiện đợc diễn ra trong một khoảng thời gian khá dài. Để dồn chứa đợc một dung lợng khá lớn nh vậy vào một truyện ngắn, tác giả đã lựa chọn cách kể hợp lí : câu chuyện của một đời, một làng đợc kể trong một đêm, qua lời của một già làng. Cách kể chuyện ấy rất thích hợp với nội dung và tính chất của truyện, lại gợi liên tởng tới cách kể khan (trờng ca) của các dân tộc Tây Nguyên. Đây cũng chính là một đặc điểm về nghệ thuật tự sự − yếu tố quan trọng tạo nên thành công của tác phẩm.

iii - tiến trình tổ chức dạy học 1. Phần mở đầu

- GV có thể dẫn vào bài học bằng cách yêu cầu HS nhắc lại một đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 : khuynh hớng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Từ đó, giới thiệu về truyện ngắn Rừng xà nu, một tác phẩm rất tiêu biểu cho đặc điểm nêu trên.

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm (dựa vào phần Tiểu dẫn và phần Tri thức

đọc - hiểu trong SGK, chú ý nhấn mạnh hoàn cảnh ra đời của tác phẩm).

2. Phần nội dung chính

- Truyện khá dài, không cần thiết phải đọc cả tác phẩm tại lớp, nếu cần chỉ nên đọc một đoạn mở đầu để tạo không khí cho bài học, còn chủ yếu là HS tự đọc tác phẩm ở nhà khi chuẩn bị bài.

Câu hỏi 1

- Về cốt truyện và tình huống xung đột của tác phẩm

+ Truyện đợc kể theo một lần về thăm làng Xô Man của Tnú, sau ba năm xa làng đi bộ đội giải phóng. Trong đêm ấy, quây quần quanh bếp lửa, cả dân làng đợc nghe cụ Mết kể lại câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú và chuyện về cuộc nổi dậy của làng Xô Man.

+ Cốt truyện của Rừng xà nu có hai câu chuyện đan cài vào nhau : chuyện về cuộc đời Tnú và chuyện về cuộc nổi dậy của làng Xô Man. Chuyện về Tnú là tình tiết chính và cũng là cốt lõi của câu chuyện về cuộc nổi dậy của làng Xô Man.

Truyện tái hiện không khí lịch sử của phong trào cách mạng giải phóng ở miền Nam từ những năm đen tối cho đến lúc đồng khởi (khoảng các năm

1955 - 1959), qua các đoạn đờng của cuộc đời Tnú và làng Xô Man. Xung đột chính của truyện - giữa nhân dân cách mạng và kẻ thù Mĩ – nguỵ, đợc dồn nén, đẩy tới cao trào và bùng nổ dữ dội ở đoạn gần cuối truyện - đoạn về cuộc nổi dậy của làng Xô Man. Kẻ thù tra tấn dã man Mai và đứa con nhỏ bằng cây gậy sắt, rồi đốt hai bàn tay Tnú bằng giẻ tẩm nhựa xà nu hòng dập tắt ý chí phản kháng của nhân dân Xô Man. Sự tàn bạo của kẻ thù đến tột đỉnh thì sức phản kháng dữ dội, quyết liệt của nhân dân cũng bùng nổ : cuộc nổi dậy của làng Xô Man do cụ Mết chỉ huy với giáo, mác, dụ, rựa trong phút chốc tiêu diệt sạch cả tiểu đội lính giặc, bắt đầu cuộc chiến đấu giải phóng của dân làng, của cả Tây Nguyên.

- Về cách sắp xếp xen kẽ các lớp thời gian

+ Trong truyện thờng có hai lớp thời gian : thời gian kể chuyện và thời gian của các sự kiện đợc kể. Trong Rừng xà nu, thời gian kể chỉ trong một đêm Tnú về thăm làng Xô Man của anh (nói chính xác là từ chiều hôm trớc đến sáng hôm sau). Còn thời gian của các sự kiện trong truyện lại rất dài, bởi đó là câu chuyện về cuộc đời Tnú : từ lúc còn là một chú bé cùng Mai vào rừng tiếp tế cho anh Quyết - cán bộ Đảng, rồi bị địch bắt, ra tù trở về làng, thành vợ chồng với Mai. Tiếp đó là cái chết đau thơng của Mai và đứa con dới những cây gậy sắt tàn bạo của bọn lính, Tnú bị giặc bắt trói, đốt mời đầu ngón tay bằng giẻ tẩm nhựa xà nu, cuộc nổi dậy của làng Xô Man, Tnú đi bộ đội giải phóng và ba năm sau anh trở về thăm làng. Có thể nói Rừng xà nu là câu chuyện của một nửa đời ngời đợc thuật lại, kể lại trong một đêm qua lời cụ Mết đan xen với lời của ngời trần thuật ở ngôi thứ ba.

+ ở phần đầu và phần cuối truyện là thời gian hiện tại gắn với sự việc Tnú về thăm làng chỉ một đêm và sáng hôm sau lại ra đi. Phần giữa - cũng là phần chính của truyện, chủ yếu tái hiện những sự việc thuộc thời gian quá khứ. Nh- ng đôi lúc mạch kể lại quay lại với thời gian hiện tại bằng việc miêu tả cảnh dân làng nghe cụ Mết kể chuyện về Tnú, cùng những lời trực tiếp của cụ Mết, của Tnú. Cách phối hợp các lớp thời gian nh vậy làm cho truyện vừa mở ra đợc

nhiều sự kiện, biến cố, tái hiện đợc cả một giai đoạn lịch sử trong một dung l- ợng câu chữ không lớn của một truyện ngắn. Đồng thời, lại kéo gần quá khứ về với thời gian hiện tại, cho ngời đọc hình dung một cách cụ thể, sinh động về những sự việc và con ngời đợc kể, nh nó đang hiện diện trớc mắt.

+ Phù hợp với cách kể nh trên, truyện sử dụng phối hợp điểm nhìn của hai ng- ời kể : ngời kể ở ngôi thứ ba vô hình và ngời kể là cụ Mết. Trong phần chính của truyện, lời kể từ ngôi thứ ba lại nơng theo câu chuyện về Tnú do cụ Mết kể cho dân làng nghe, xen kẽ với những lời trực tiếp của cụ Mết. Lời cụ Mết th- ờng chỉ để khởi đầu cho mỗi chặng, dẫn mạch kể ở những biến cố tạo bớc

Một phần của tài liệu SGV Ngữ văn 12 tập 2 (Trang 30 - 52)

w