Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đây hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty Gas Petrolimex pot (Trang 49 - 51)

I. Định hướng sản xuất kinh doanh của công ty

2. Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm

* Cơ chế thị trường đòi hỏi phải tiến hành nghiên cứu thị trường để nắm được các thông tin kinh tế và biết được các nhu cầu thực của khách trên cơ sở đó công ty xây dựng và thiết lập chiến lược kinh doanh phù hợp với tiềm năng và thế lực của mình, nói cách khác là tìm được thời cơ hấp dẫn đối với

doanh nghiệp để phát huy được cơ hội và sẽ chiến thắng trên thương trường.

Có sự cạnh tranh của nhiều thành phần kinh tế thì doanh nghiệp phải tiến hành đồng thời nhiều biện pháp để tạo ra khả năng xâm nhập đứng vững và phát triển ra thị trường mới.

Chữ tín đối với khách hàng phải được đặt lên hàng đầu, không vì lợi ích trước mắt mà đánh mất uy tín với khách hàng đó là biện pháp hữu hiệu thu

hút và giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng và cũng là biện pháp nâng cao

khả năng cạnh tranh của sản phẩm với các công ty khác.

Các hoạt động kiểm tra được thực hiện thường xuyên liên tục, kịp thời

phát hiện và ngăn chặn những trường hợp làm tổn hại đến uy tín của công ty.

Ngoài ra công ty nên cải thiện mẫu mã, vỏ bình để phục vụ theo yêu cầu

gas, còn có tác dụng hướng dẫn quảng cáo trực tiếp tác động vào người tiêu

dùng để đi đến quyết định mua hàng hay không.

Đặc trưng của sản phẩm LPG là dễ cháy nổ cho nên yếu tố an toàn phải là hàng đầu và đây là yếu tố quyết dịnh khả năng cạnh tranh của sản phẩm với

các công ty khác và nó cũng quyết định sự thành công của các doanh nghiệp

kinh doanh LPG. Các sản phẩm phải mang tính đồng bộ cao với các chi tiết

và thiết bị được chọn lọc từ các nhà cung cấp có uy tín với các tiêu chuẩn cao

nhất về an toàn và chất lượng.

* Hạ giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của những chi phí về tư liệu lao động, đối tượng lao động, thù lao lao động và những chi phí bằng tiền khác để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giá thành là bộ phận tất yếu của gía

cả, là cơ sở để xác định giá cả sản phẩm và thường là giới hạn thấp nhất của

giá cả. Giá cả là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu trên thị trường. Việc

quyết định mức giá ban đầu có ý nghiã quan trọng đối với công ty. Giảm giá bán lượng bán ra sẽ tăng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm sẽ cao. Khó khăn

rất lớn đối với công ty GasPetrolimex là các công ty khác đang ở thời kỳ

thâm nhập thị trường do đó họ có chính sách giá cực kỳ mềm dẻo thậm chí

họ chấp nhận lỗ và lỗ nhiều năm để chiếm được thị phần đó là một thách thức

rất lớn đối với công ty.

Để giảm được giá thành thì:

- Bằng mọi cách giảm chi phí vận chuyển vì đây là chi phí chiếm tỷ

trọng lớn trong tổng chi phí, đầu tư mua sắm các phương tiện chuyên dụng,

giảm thời gian đi trên chuyến, tăng vòng tua của xe

- Tìm kiến các nguồn LPG từ các bạn hàng ổn định giá cả phù hợp nhất

là nguồn hàng được sản xuất trong nước (nhà máy lọc dầu Dinh Cố)

- Xắp xếp lại bộ máy giảm thiểu chi phí quản lý, hành chính...

- Đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi, trạm triết nạp hợp lý thuận tiện

giảm chi phí lưu thông.

- Dần thay thế các thiết bị nhập từ nước ngoài bằng các thiết bị trong nước với chất lượng tương đương nhưng giá thành rẻ hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đây hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty Gas Petrolimex pot (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)