Lĩnh vực viễn thông là lĩnh vực nhạy cảm với công nghệ, hiện nay trên thế giới công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bảo, ngày càng hiện đại hơn, tinh vi hơn. Theo đó các thiết bị sử dụng trong lĩnh vực viễn thông cũng ngày một hiện đại hơn, Viettel là doanh nghiệp luôn chú trọng vào việc đổi mới công nghệ, mở rộng, nâng cao các thiết bị thu phát sóng, thiết bị truyền dẫn thông tin để nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ cho khách hàng. Bên cạnh đó còn chú trọng áp dụng các công nghệ mới vào quản lý như công nghệ máy tính…
Cơ sở hạ tầng của Công ty là các công nghệ truyền dẫn và mạng truyền dẫn, các trạm thiết bị thu phát sóng
- Mạng truyền dẫn được đầu tư phát triển rộng khắp trên cơ sở hợp tác với các đơn vị ngành điện lực, đường sắt, viễn thông và đi thẳng vào công nghệ hiện đại (IP, DWDM …)
• Về truyền dẫn trong nước: đến cuối năm 2007, Công ty có mạng cáp quang trong nước đến 64/64 tỉnh, thành, với khoảng 5,500 Node mạng và 36,000 km cáp quang; có hệ thống truyền dẫn vi ba, V-sat và 3 đường trục cáp quang Bắc-Nam với các nhánh rẽ đi tất cả các nơi trên toàn quốc:
+ Đường trục 1A với dung lượng 2,5 Gbps + Đường trục 1B với dung lượng 10 Gbps
+ Đường trục 1C, 2B với dung lượng tới 400 Gbps
• Về truyền dẫn quốc tế: Công ty có 3 cổng quốc tế bao gồm 1 cổng quốc tế qua vệ tinh với dung lượng 155Mbps, 2 hệ thống cáp quang đất liền đi quốc tế qua Hồng Kông với tổng dung lượng mới được nâng cấp lên 10 Gbps.
Hiện Viettel đã đầu tư 20 triệu USD vào tuyến cáp biển quốc tế AAG đã làm cho giá thành băng thông quốc tế của Viettel giảm từ 3-5 lần
- Mạng điện thoại di động Viettel là mạng có tốc độ phát triển nhanh nhất ở Việt nam, Đến cuối năm 2007 Viettel có 7,000 trạm phát sóng phủ khắp 64/64 tỉnh thành và 10 triệu thuê bao di động. Phần mạng lõi cũng được chú trọng đầu tư nâng cấp, đã được bổ sung các phần tử softswitch, sẵn sàng cho hội tụ NGN, Viettel đã cung cấp dịch vụ GPRS và dịch vụ VAS Ring Bach Tone (nhạc chuông chờ) trên phạm vi toàn quốc
- Mạng điện thoại cố định: đã có mặt ở 64 tỉnh thành với với gần 200 ngàn thuê bao cố định có dây và 300 ngàn thuê bao cố định không dây tính đến hết năm 2007
- Mạng điện thoại đường dài gồm mạng VoIP và mạng cố định truyền thống PSTN, Viettel là nhà khai thác dịch vụ VoIP đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2000. Đến hết năm 2007, Viettel có 3 tổng đài quốc tế, cung cấp dịch vụ đến 64 tỉnh thành, hình thành tuyến liên lạc đi trên 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, Số thuê bao đạt khoảng trên 3 triệu với lưu lượng trung bình đạt 30 triệu phút/tháng
- Mạng đường trục Internet IXP: dung lượng quốc tế 1,2Gb/s, có thể mở rộng lên 5Gb/s; dung lượng đường trục trong nước 400Mb/s, có thể mở rộng tới 20Gb/s
- Mạng truy nhập Internet băng rộng đến hết năm 2007 đã đạt dung lượng gần 400,000 thuê bao, Số thuê bao hoạt động đã lên tới 200,000 ở 64/64 tỉnh thành
- Các trạm phát sóng được xây dụng ở khắp các vùng miền, từ miền núi cho đến đồng bằng, Mạng Viettel là mạng có quy mô phủ sóng rộng nhất