III. Nội dung hạch toán khấu hao TSCĐ
3. Khái quát về các hình thức tổ chức hạch toán khấu hao TSCĐ
* Sổ sách kế toán
- Thẻ TSCĐ và sổ chi tiết tài sản
+ Thẻ TSCĐ: được lập để theo dõi chi tiết từng TSCĐ của đơn vị, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng quý, hàng năm của từng TSCĐ. Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập, kế toán trưởng ký xác nhận. Thẻ được lưu ở phòng kế toán suốt quá trình sử dụng TSCĐ.
+ Sổ chi tiết TSCĐ: có thể mở để theo dõi cho một loại TSCĐ hoặc mở cho một bộ phận (phân xưởng, phòng ban) của doanh nghiệp. Sau khi phân loại TSCĐ theo tiêu thức do doanh nghiệp lựa chọn xác định đúng đối tượng ghi TSCĐ là TSCĐ riêng lẻ hay hệ thống TSCĐ; ghi mà sổ cho TSCĐ, sau đó kế toán ghi vào thẻ TSCĐ, mỗi loại TSCĐ ghi một thẻ và vào sổ chi tiết TSCĐ, mỗi tài sản ghi một dòng
- Sổ tổng hợp + Hình thức "Nhật ký chung" Hình thức nhật ký chung gồm có 2 sổ tổng hợp là nhật ký chung và sổ cái TK 214 48 Ch ng t g cứ ừ ố Nh t ký chungậ Ch ng t g cứ ừ ố Ch ng t g cứ ừ ố S cái TK 214ổ S , th TSCổ ẻ Đ B ng t ng h p chi ti tả ổ ợ ế B ng cân ả đố ối s phát sinh
ghi hàng ngày
ghi cuối tháng hoặc cuối quý đối chiếu vào cuối kỳ
Hàng ngày hoặc định kỳ, căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán định khoản, ghi vào sổ nhật ký chung, đồng thời ghi vào thẻ, sổ chi tiết TSCĐ. Trên cơ sở của sổ nhật ký chung chuyển sang sổ cái TK 214
Cuối kỳ, kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết, tính ra sổ phát sinh nợ, có và số dư cuối kỳ của TK 214 trên sổ cái. Đối chiếu sổ cái TK 214 với bảng tổng hợp chi tiết nếu có chênh lệch phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh. Trên cơ sở số liệu ở sổ TK 214, ghi vào bảng cân đối sổ phát sinh cho tài khoản đó. Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết để ghi vào mục"Hao mòn luỹ kế TSCĐ" trên bảng cân đối kế toán.
+ Hình thức "Nhật ký - sổ cái" Hình thức sổ kế toán "Nhật ký - sổ cái" Chỉ có một sổ tổng hợp là nhật ký - sổ cái. Ch ng t g cứ ừ ố S , th TSCổ ẻ Đ Nh t ký - s cáiậ ổ B ng cân ả đố ếi k toán B ng t ng h p chi ti tả ổ ợ ế
Hàng ngày, từ chứng từ gốc, kế toán định khoản và ghi vào nhật ký - sổ cái, mỗi chứng từ ghi một dòng. Sau khi vào nhật ký - sổ cái, đồng thời ghi vào thẻ, sổ chi tiết TSCĐ.
Cuối tháng, tính ra số phát sinh nợ, có và số dư cuối kỳ của TK 214. Từ số liệu của sổ chi tiết TSCĐ, lập bảng tổng hợp chi tiết, để đối chiếu số liệu của tài khoản 214 trên sổ nhật ký - sổ cái, nếu có chênh lệch phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh. Căn cứ vào số dư cuối kỳ của tài khoản 214 và bảng tổng hợp chi tiết để xác định giá trị ghi vào mục "Hao mòn luỹ kế TSCĐ" trên bảng cân đối kế toán.
+ Hình thức "Chứng từ ghi sổ"
Hình thức "Chứng từ ghi sổ" gồm có 2 sổ tổng hợp là sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái TK 214
Hàng ngày hoặc định kỳ, căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sẽ được vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ sau đó được
Ch ng t g cứ ừ ố Ch ng t g cứ ừ ố S cái TK 214ổ Ch ng t ghi sứ ừ ổ B ng cân ả đố ối s phát sinh B ng cân ả đố ếi k toán S , th TSCổ ẻ Đ B ng t ng h p chi ti tả ổ ợ ế S ổ đăng ký ch ng t ghi sứ ừ ổ
dùng để ghi vào sổ cái TK 214. Các chứng từ gốc sau khi được dùng làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các thẻ, sổ chi tiết TSCĐ.
Cuối kỳ, kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết, tính ra số phát sinh nợ, có và số dư cuối kỳ TK 214 trên sổ cái. Đối chiếu sổ cái TK 214 với bảng tổng hợp chi tiết, nếu có chênh lệch phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh. Trên cơ sở số liệu của sổ cái TK 214 ghi vào bảng cân đối số phát sinh cho tài khoản đó. Căn cứ vào bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết để ghi vào mục "Hao mòn luỹ kế TSCĐ" Trên bảng cân đối kế toán.
+ Hình thức "Nhật ký chứng từ"
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc, và bảng phân bổ khấu hao để vào bảng kê số 4 và số 5, đồng thời vào thẻ, sổ chi tiết TSCĐ. Cuối kỳ, từ bảng kê số 4 và số 5 vào nhật ký chứng từ số 7. Nhật ký chứng từ số 7 là căn cứ để vào sổ cái TK 214. Kế toán tính toán ra số phát sinh nợ, có và dư cuối kỳ TK 214. Từ sổ, thẻ TSCĐ lập bảng tổng hợp chi tiết đối chiếu với sổ cái TK 214, nếu có chênh lệch tìm nguyên nhân và điều chỉnh. Từ số liệu của sổ cái TK
Ch ng t g c v ứ ừ ố à b ng phân bả ổ B ng kê s 4ả ố Nh t ký ch ng t s ậ ứ ừ ố 7 S , th ổ ẻ TSCĐ S cái TK 214ổ B ng kê s 5ả ố B ng t ng h p chi ti tả ổ ợ ế B ng cân ả đố ối s phát sinh B ng cân ả đố ếi k toán
214 và bảng tổng hợp chi tiết kế toán ghi vào mục "Hao mòn lũy kế TSCĐ" trên bảng cân đối kế toán.
Phần II
Một số ý kiến đánh giá kiến nghị về hạch toán khấu hao TSCĐ theo chế độ tài chính hiện nay
1. Đánh giá và nhận xét về khấu hao và các phương pháp trích khấu hao TSCĐ hiệnnay nay
Xuất phát từ những yêu cầu của công tác quản lý, cũng như sự đòi hỏi mạnh mẽ phải hội nhập của nền kinh tế với khu vực và quốc tế, cũng để ngày càng phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế thì nhà nước đã ngày càng có những văn bản điều chỉnh các quy định trong công tác kế toán tài chính.
Việc ban hành 10 chuẩn mực kế toán Việt Nam theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trong đó có chuẩn mực số 03, 04 là các chuẩn mực về TSCĐ hữu hình và vô hình, đã làm cho công tác kế toán về TSCĐ ngày càng được hoàn thiện thêm, đặc biệt có các vấn đề khá phức tạp và nhạy cảm trong đầu tư quản lý sử dụng và thu hồi vốn đối với TSCĐ cũng như ảnh hưởng của nó tới xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. Sau đó là việc ban hành thông tư hướng dẫn số 89/2002/TT - BTC ngày 31/12/2002; Trong đó có hướng dẫn nội dung hai chuẩn mực này. Việc ban hành quyết định số 149 trong đó có 2 chuẩn mực 03, 04, các chuẩn mực này đã có nhiều điểm phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế nhất là với hệ thống chuẩn mực kế toán của các nước Tây Âu và ngày càng phù hợp hơn với đặc điểm của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam.
Việc quy định thời gian sử dụng hữu ích và phương pháp khấu hao (Tuy phải thực hiện nhất quán trong nhiều kỳ) nhưng đã cho phép xem xét lại định kỳ, thường là cuối năm tài chính nếu thời gian hữu ích không còn phù hợp hoặc có sự thay đổi đáng kể trong cách thức sử dụng tài sản thì được điều chỉnh thời gian sử dụng hữu ích, tỷ lệ khấu hao và thay đổi phương pháp khấu hao cho năm hiện hành và những năm tiếp theo.
Việc ban hành quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003. Thay thế quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ Tài chính, về chế độ quản lý sử dụng, trích khấu hao TSCĐ đã nâng giá trị về tiêu chuẩn TSCĐ từ 5 triệu đồng lên 10 triệu đồng việc đó đã tạo điều kiện hơn cho doanh nghiệp đẩy nhanh việc thu hồi vốn đầu tư đối với những tài sản của doanh nghiệp. Cùng với việc mở rộng hơn các phương pháp khấu hao cũng đã góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp áp dụng cho phù hợp với những đặc điểm của TSCĐ và đặc điểm của doanh nghiệp.
Tuy nhiên để nhằm làm cho các nội dung của kế toán khâu hao ngày càng phù hợp hơn với đặc điểm của nền kinh tế và kế toán ở Việt Nam cũng như tạo thuận lợi cho công tác quản lý kế toán ngày một tốt hơn em xin đóng góp một số ý kiến sau
2. Kiến nghị
- Ta nhận thấy rằng trong doanh nghiệp có rất nhiều loại TSCĐ với tính chất, công dụng và cách thức sử dụng khác nhau, mức độ suy giảm về giá trị, giá trị sử dụng khác nhau và cũng để phù hợp hơn với tình hình thực tế nhà nước nên đa dạng hoá các phương pháp khấu hao hơn nữa trong kế toán tài chính. Như vậy sẽ góp phần giúp cho việc áp dụng phù hợp với đặc điểm của các loại tài sản cũng như đặc điểm của doanh nghiệp. Trong quá trình sử dụng tài sản thu được lợi ích từ quá trình sử dụng đó.
- Cũng chính do TSCĐ có những đặc điểm về công dụng , tính chất và khả năng sản xuất khác nhau. Do đó có sự khác nhau về mức độ hao mòn hữu hình và vô hình. Do vậy để phù hợp với các nguyên tắc hạch toán và đặc điểm tính chất của từng loại TSCĐ, để tốt hơn cho công tác quản lý và tạo điều kiện cho công tác thu hồi vốn, thì ta nên quy định phân nhóm đối với những TSCĐ khi áp dụng phương pháp khấu hao như:
+ Nhóm các TSCĐ hữu hình: Nhà cửa, vật kiến trúc… thì nên áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. Còn như máy móc thiết bị … nên áp dụng phương pháp khối lượng số lượng sản phẩm hoặc phương pháp số dư
giảm dần có điều chỉnh (áp dụng phương pháp số dư giảm dần nhất là đối với những loại máy móc thiết bị có ảnh hưởng nhiều của hao mòn vô hình)
+ Nhóm TSCĐ vô hình: như quyền sử dụng đất có thời hạn, đặc quyền… nên áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng và phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh.
+ Việc phân loại TSCĐ để áp dụng phương pháp khấu hao cho từng loại có các tác dụng sau:
Để nhằm nâng cao năng xuất, hiệu quả sử dụng TSCĐ, sử dụng tối đa năng lực có thể của TSCĐ (như máy móc sản xuất khi sử dụng phương pháp khấu hao theo khối lượng số lượng sản phẩm). Từ đó góp phần đẩy nhanh công tác thu hồi vốn cũng như để làm giảm chi phí khấu hao trên một đơn vị sản phẩm (nhất là những TSCĐ có giá trị lớn và bị ảnh hưởng nhiều của hao mòn vô hình)
Xuất phát từ đặc điểm của các doanh nghiệp ở Việt Nam đó là doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu là của nhà nước (là doanh nghiệp nhà nước) và doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu là các cá nhân đóng góp. Ta thấy rằng từ 2 loại hình sở hữu vốn này có xuất hiện một khuynh hướng đối với quản lý công tác khấu hao như sau. Hầu hết đối với những doanh nghiệp vốn là của các cá nhân đóng góp. Tuy rằng cũng như các loại hình doanh nghiệp khác đều có mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận. Nhưng công tác thu hồi vốn trong đó có thu hồi vốn đối với đầu tư vào TSCĐ được họ quan tâm đặc biệt. Họ tìm mọi biện pháp để đẩy nhanh công tác thu hồi vốn đối với những TSCĐ đã đầu tư này (nhằm bảo toàn vốn cũng như giảm sự tác động của thuế thu nhập). Còn đối với loại hình doanh nghiệp nhà nước do vốn chủ sở hữu là của nhà nước. Vì vậy trong công tác quản lý và kế toán họ tìm các biện pháp để kéo dài thời gian khấu hao hoặc kéo dài thời gian thu hồi vốn khấu hao, chỉ cốt sao cuối cùng duy trì thu hồi được số vốn đầu tư ban đầu. Họ ít quan tâm đến sự trượt giá trị thị trường đối với những tài sản, nhằm mục đích để tăng lợi nhuận, lập quỹ phân phối theo chính sách của nhà nước cũng như để báo cáo
các thành tích của doanh nghiệp. Do đó sẽ làm chậm công tác thu hồi vốn đầu tư ban đầu. Việc phân loại TSCĐ và áp dụng phù hợp với các phương pháp khấu hao sẽ hạn chế được các vấn đề trên
- Theo các công thức xác định mức khấu hao hiện nay đang sử dụng ta thấy không có yếu tố giá trị thu hồi ước tính. Việc loại bỏ giá trị thu hồi ước tính đã làm cho công tác tính toán đơn giản hơn và phù hợp với TSCĐ vô hình. Tuy nhiên đối với TSCĐ hữu hình, thường hết niên độ sử dụng vẫn chứa đựng một lượng giá trị có thể thu hồi được. Ví dụ như ôtô, máy móc vv. Vì vậy đối với TSCĐ hữu hình, ta nên đưa phần giá trị thu hồi này vào công thức xác định mức khấu hao. Việc sử dụng giá trị thu hồi sẽ khống chế tổng mức khấu hao luỹ kế của TSCĐ hữu hình, tức là TSCĐ hữu hình không được khấu hao hết nguyên giá. Điều đó cũng có thể làm cho các doanh nghiệp tăng cường trách nhiệm hơn trong việc quản lý và sử dụng TSCĐ hữu hình. Tuy nhiên việc đưa vào là một vấn đề phức tạp vì xem xét ước tính giá trị thu hồi như thế nào đối với từng loại TSCĐ cũng như từng TSCĐ hữu hình là một vấn đề cần phải nghiên cứu và cân nhắc của các cơ quan nhà nước