Phương pháp khấu hao đường thẳng

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về khấu hao Tài sản cố định và hạch toán khấu hao Tài sản cố định (Trang 36 - 38)

II. Các phương pháp trích khấu hao TSCĐ

1. Phương pháp khấu hao đường thẳng

- Theo phương pháp này việc tính khấu hao TSCĐ được dựa vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao TSCĐ đó. Trong đó tỷ lệ khấu hao TSCĐ lại phải dựa vào số năm sử dụng dự kiến. các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Mức khấu hao trung bình hàng năm (theo phương pháp đường thẳng) của 1 TSCĐ khấu hao (Mkhn) được tính theo công thức sau:

Mkhn = Nguyên giá của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao năm Tỷ lệ khấu hao năm = x 100

- Đối với những TSCĐ được mua sắm hoặc đầu tư đổi mới thì số năm sử dụng dự kiến phải nằm trong khoảng thời gian sử dụng tối đa và tối thiểu do nhà nước quy định.

Tuy nhiên để xác định số năm sử dụng dự kiến cho từng TSCĐ cụ thể hoặc những TSCĐ khác không có trong danh mục của Bộ Tài chính thì doanh nghiệp phải dựa vào những căn cứ sau đây để trình Bộ Tài chính xem xét quyết định

+ Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế

+ Hiện trạng TSCĐ (thời gian TSCĐ đã qua sử dụng) + Thế hệ TSCĐ tình trạng thực tế của TSCĐ

+ Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ: được quyết định bởi thời gian kiểm soát TSCĐ hoặc yếu tố hao mòn vô hình do sự tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Trong trường hợp thời gian sử dụng hoặc nguyên giá của TSCĐ thay đổi, thì doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ đó.

=

= + Chi phí thay đổi

VD: Công ty H mua 1 TSCĐ (mới 100%) với nguyên giá là 300 triệu đồng. Thời gian sử dụng 10 năm, tỷ lệ khấu hao năm sẽ là 10%.

Mkhn = 300 x 10% = 30 triệu đồng Mkh(tháng) = 30 : 12 = 2,5 triệu đồng. - Ưu nhược điểm của phương pháp:

+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán và khi nâng cao năng suất của TSCĐ sẽ làm cho chi phí khấu hao trong 1 đơn vị sản phẩm giảm ,tăng hiệu quả kinh tế.

+ Nhược điểm: Do là khấu hao cố định trong năm vì vậy không sử dụng TSCĐ vẫn phải khấu hao.

→ Trong quá trình sử dụng bị hư hỏng, vì vậy phải đầu tư chi phí sửa chữa cộng với hao mòn vô hình của tài sản nhưng mức khấu hao trung bình năm không thay đổi vì vậy có khả năng làm chậm quá trình thu hồi vốn.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về khấu hao Tài sản cố định và hạch toán khấu hao Tài sản cố định (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w