Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về khấu hao Tài sản cố định và hạch toán khấu hao Tài sản cố định (Trang 40 - 42)

II. Các phương pháp trích khấu hao TSCĐ

3. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

- Được áp dụng để tính khấu hao các loại máy móc, thiết bị thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

+ Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm.

+ Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ.

+ Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế.

- Trình tự thực hiện phương pháp khấu hao TSCĐ theo sản lượng như sau:

+ Căn cứ vào hồ sơ kinh tế kỹ thuật của TSCĐ, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ.

+ Căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ.

+ Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức sau:

= x Trong đó: =

- Mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm hoặc xác định theo công thức sau:

= x

Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao TSCĐ.

VD: 1 Công ty A mua 1 máy xúc đất (mới 100%) với nguyên giá là 250 triệu đòng công suất thiết kế của máy xúc này là 30m3/giờ sản lượng theo công suất thiết kế của máy xúc này là 2.000.000m3 khối lượng sản phẩm đạt được trong năm thứ nhất của máy xúc là:

Tháng Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3) Tháng Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3) Tháng 1 15.000 Tháng 7 16.000 Tháng 2 15.000 Tháng 8 17.000 Tháng 3 16.000 Tháng 9 16.000 Tháng 4 15.000 Tháng 10 17.000 Tháng5 17.000 Tháng 11 18.000 Tháng 6 15.000 Tháng 12 18.000

+ Mức trích khấu hao bình quân cho 1 m3 đất xúc = 250 triệu đồng : 2.000.000 m3 = 125 đồng/m3

+ Mức trích khấu hao của máy xúc được tính theo bảng sau:

Tháng Sản lượng thực tế tháng (m3) Mức trích khấu hao tháng (đồng)

1 15.000 15.000 x 125 = 1.875.000 2 15.000 15.000 x 125 = 1.875.000 3 16.000 16.000 x 125 = 2.000.000 4 15.000 15.000 x 125 = 1.875.000 5 17.000 17.000 x 125 = 2.125.000 6 15.000 15.000 x 125 = 1.875.000 7 16.000 16.000 x 125 = 2.000.000 8 17.000 17.000 x 125 = 2.125.000 9 16.000 16.000 x 125 = 2.000.000 10 17.000 17.000 x 125 = 2.125.000 11 18.000 18.000 x 125 = 2.250.000 12 18.000 18.000 x 125 = 2.250.000 Tổng cộng cả năm 24.375.000đ

- Ưu nhược điểm:

+ Ưu điểm: Khi tiến hành sử dụng thì TSCĐ mới trích khấu hao. Mức trích khấu hao tỷ lệ thuận với số lượng sản phẩm sản xuất vì vậy có tác dụng thúc đẩy khả năng tăng năng suất trong sản xuất.

+ Nhược điểm: Chỉ ứng dụng được với những TSCĐ trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về khấu hao Tài sản cố định và hạch toán khấu hao Tài sản cố định (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w