- Công suất động cơ: 124,95 kw.
2.3.2. Nguyên lý làm việc của bơm
Bơm pittông là 1 máy thủy lực, trong đó năng lượng cơ học của động cơ truyền cho chất lỏng nhờ một quả nén (gọi là pittông) chuyển động tịnh tiến qua lại trong xilanh.
Gọi khoảng không gian giữa mặt đầu của pittông và các van là khoang làm việc của máy bơm. Thể tích khoang làm việc này thay đổi phụ thuộc vào vị trí làm việc của pittông.
Trong quá trình làm việc, pittông chuyển động tịnh tiến qua lại trong xilanh. Những điểm tận cùng bên phải và bên trái của pittông được gọi là điểm chết phải và chết trái của pittông. Khoảng cách từ điểm chết phải đến điểm chết trái gọi là khoảng chạy của pittông ( Ký hiêu là: S ).
Hình 2.15: Sơ đồ nguyên lý hoạt động
1.Cần piston 6.Van hút
2.Xilanh 7.Ống xả
3.Ống hút 8.Bể chứa
4.Van xả 9.Tay biên
5.Buồng làm việc 10.Ống xả
Giả sử lúc đầu pittông ở điểm B:
+ Gọi thể tích không khí trong ống hút và trong khoảng trống của hai buồng làm việc là V0.
+ Gọi áp suất lúc này là P0 (bằng áp suất khí trời). Khi pittông chuyển động đến điểm A thì:
+ Thể tích không khí (V) sẽ tăng lên là:
V = V0 + F.S (2.13)
F - Diện tích của xilanh. S - Khoảng chạy của pittông. + Áp suất lúc này (P) là: P = P V VFS . . 0 0 0 + (2.14)
Từ công thức (3.2) ta thấy: P < P0, do đó chất lỏng từ bể chứa sẽ dâng lên đến một độ cao h nào đó ở trong ống hút.
Nếu bỏ qua các tổn hao thủy lực thì độ cao h được xác định theo công thức sau:
P + γ.h = P0
→ h = P0γ−P (2.15)
Khi pittông tiếp tục chuyển động từ A sang B, van hút đóng lại, van đẩy mở ra và không khí bị đẩy ra ngoài.
Khi pittông chuyển động từ B sang A thì áp suất trong ống hút lại bị giảm đi và chất lỏng lại tiếp tục được dâng lên trong ống hút tới độ cao h1 nào đó. Đến một lúc nào đó chất lỏng sẽ chứa đầy cả buồng làm việc.
Về sau cứ mỗi làn chuyển động từ A đến B thì pittông lại đẩy một thể tích chất lỏng là F.S ra ống đẩy, và khi chuyển động từ B sang A thì pittông lại hút một thể tích chất lỏng là F.S.
Mỗi là pittông chuyển động từ A dến B và lại từ B đến A được gọi là một bước kép. Như vậy, sau một bước kép bơm cung cấp được một lượng chất lỏng là (Q1):
Q1 = F.S
+ Gọi n là số bước kép trong 1 phút (v/ph) thì:
Q1 = F60.S.n (l/s) (2.16) + Nếu bơm có xilanh tác dụng đơn thì:
Q1 = F.60S.n.i (l/s) (2.17) + Nếu bơm co xilanh tác dụng kép:
Q1 = S.n.i(260F −f) (l/s) (2.18) f - Tiết diện cần pittông
→ Q1 = 60 2 . . . − f F i n S F (l/s) (2.19) Đặt: a = − f F 2
a: Là 1 hệ số. Với mỗi máy bơm cụ thể thí a là một hằng số. Như vậy:
Q1 = F.S60.n.i.a (l/s) (2.20) Đây là một công thức tổng quát nhất để xác định lưu lượng của máy bơm pittông. Với bơm tác dụng đơn thì a = 1.
- Chất lỏng bị tổn hao do độ hở của van và các chỗ nối (được đánh giá bằng hệ số tổn hao).
- Trong quá trình hút, luôn có một lượng khí nhỏ chui vào và mặt khác trong chất lỏng cũng có chứa khí hòa tan (được đánh giá bằng hệ số hút đầy).