Nguyên nhân các dạng hỏng:

Một phần của tài liệu Cấu tạo, vận hành, bảo dưỡng máy nén khí 2BM4 – 9/101 (Trang 33 - 37)

+ Trong quá trình làm việc có thể trục thường xuyên bị làm việc quá tải do khi thiết kế không đáng giá đúng tải trọng tác dụng

+ Do có sự tập chung ứng suất tại góc lượn, rãnh then, lỗ… hoặc do chất lượng chế tạo xấu như vết xước do gia công xấu, kỹ thuật nhiệt luyện kém.

+ Tại chỗ tiếp xúc với tay biên tính toán và sử dụng sai, màng dầu không hình thành được, ngõng trục nóng lên nhiều, lót trục bị mòn nhanh, bị dình hoặc bị xước và dẫn đến kết quả là trục không làm việc được nữa.

+ Trong quá trình làm việc trục phải chịu tác dụng: lực nén qua cơ cấu pistông – tay biên và chịu lực do chính tải trọng của nó. Tất cả các lực này đều biến đổi theo chu kỳ. Do vậy quá trình làm việc của trục cơ thường có hiện tượng mỏi và khi đó những vết nứt vì mỏi thường xảy ra ở những chỗ tập chung ứng suất, chỗ rãnh then, chỗ mối ghép hay tại vị trí có vết khuyết tật.

5.1.3. Biện pháp khắc phục và phương án sủa chữa

- Trục cơ được tính toán dựa vào thời gian sử dụng máy nén với điều kiện vận hành đúng.

- Khi sửa chữa nhỏ (tiểu tu) người thợ sửa chữa sẽ mở nắp phía trên xem xét kỹ lưỡng trục cơ sau khi đã tháo tay biên. Với yêu cầu cổ trục không có vết nứt, vết xước. Khi những trường hợp trên xảy ra, phải tháo trục cơ để xử lý hoặc thay mới.

- Khi sửa chữa vừa (trung tu) người thợ sửa chữa sẽ phải tiến hành kiểm tra trục cơ sau khi đã tháo tay biên. Với yêu cầu cổ trục không có vết nứt , vết xước. khi những trường hợp trên xẩy ra phải tháo trục cơ để xử lý hoặc thay mới.

- Khi sửa chữa lớn (đại tu), ngoài những sửa chữa ở trên, người thợ sửa chữa phải kiểm tra tất cả các thông số liên quan, các khe hở phải phù hợp với thông số hướng dẫn của máy.

- Dầu bôi trơn trục cơ là loại И40A, И50A, И20A, khối lượng dầu đổ trong cácte chứa trục cơ là 100 lit.

- Thay dầu bôi trơn sau 50 giờ vận hành đầu tiên, làm sạch phin lọc lần kế tiếp thay dầu bôi trơn sau 2000 giờ.

- Trục cơ được chế tạo tuỳ theo công nghệ rèn hoặc ghép, vật liệu chế tạo là thép hợp kim cácbon CT – 35, CT – 40, CT – 45.

- Khi sửa chữa trục cơ, cần phải làm sạch các rãnh dẫn dầu bằng cách thổi vào các rãnh khí nén có áp lực cao. Nếu trên trục cơ có những vết xước nhỏ cần phải đánh sạch bằng giấy nhám mịn.

- Khi vận hành nếu ổ trục nóng quá mức quy định hoặc ồn lớn thì phải kiểm tra đường kính ngoài ổ bi và gối đỡ. Nếu tình trạng có khe hở giữa đường kính ngoài ổ bi với gối đỡ quá lớn có thể làm quay bạc ngoài ổ bi dẫn đến ổ sẽ bị nóng, để loại trừ khả năng này, khe hở được hạn chế bằng cách mạ crôm, hoặc thay đổi ổ bi mới.

- Khi trục bị nứt nhỏ hay mòn phần bán kính góc lượn tại phần chuyển tiếp các hư hỏng trên bề mặt trục cơ như mòn, xước, ô van. Phương án khắc phục có thể chia ra.

+ Nếu mòn ô van, xước nằm trong phạm vi của độ giảm đường kính cho phép thì mài theo kích thước sửa chữa cho phép.

+ Nếu quá phạm vi cho phép thì mạ hoặc phun đắp kim loại, sau đó gia công theo kích thước chỉ dẫn.

- Khí hỏng phần truyền lực (then, vấu …) có thể hàn đắp và gia công nhẵn bề trục.

Cổ trục khuỷu máy nén 2MB 4 – 9/101 được lắp với bạc theo mối ghép

87 7 e H có sai lệch ∅133 He87             − − − 148 , 0 085 , 0 000 , 0 04 , 0

Bảng (5.1): Yêu cầu kỹ thuật trục cơ máy nén 2BM4 – 9/101

Tên gọi Trục cơ máy nén 2BM4 – 9/101

Độ không vuông góc giữa mặt đầu và đường tâm trục

0,005 mm trên đường kính 100 mm mặt đầu

Độ không song song 0,15 mm trên 100 mm chiều dài

Độ đảo cổ trục chính 0,03 mm

Mối ghép bạc ngoài ổ với gối đỡ theo

mối ghép H7      + 00 , 0 14 , 0 Bảng (5.2): Các thông số cơ bản

Tên gọi Đường kính danh nghĩa cổ khuỷu

∅ 133

Đường kính danh nghĩa cổ

chính

∅ 140 Độ giảm đường kính cho

phép ∅ 133 – 0,3

Độ giảm đường kính khi mài 1 2 3 4 ∅ 132,5 ∅132 ∅131,5 ∅131 Độ lệch van cho phép 0,2 0,2 Độ côn cho phép/100 mm chiều dài 0,2 0,2

Sai lệch giữa 1 khuỷu với

1 khuỷu chuẩn 3s’

- Trục chính được lắp với ổ bi 3528, miền dung sai ∅140 k6 0,03 28 , 0

++ +

- Khe hở dọc ổ bi 3528 với thân máy cho phép từ 1 – 2 mm - Bên ngoài của ổ được lắp với thân máy theo miền dung sai

∅250 H7 000 046 , 0 + + 5.2. Tay biên 5.2.1. Cấu tạo

25 5 4 6 3 1

Hình 5.2 Cấu tạo tay biên

1. Tay biên 2. Bạc trơn hai nửa 3. Bạc biên đầu nhỏ 4. Bu lông biên 5. Ê cu 6. Vít hở dẫn dầu

Tay biên làm nhiệm vụ biến chuyển động tròn quay từ trục khuỷu hay trục lệch tâm, thành chuyển động qua lại của con trượt và pit tông các cấp. Một đầu của tay biên được lắp với trục khuỷu ( cổ trục cơ) được bổ đôi và lắp bằng bu long đai ốc kép chống tự nới lỏng trong quá trình làm việc. Đầu này có thể tháo được. Khi lắp mới hay thay thì dùng căn thép lá có độ dày 0,25 mm đệm giữa hai bích của biên, các lá căn giúp căn chỉnh được những khe hở cần thiết (theo dung sai cho phép), đầu còn lại được ép bạc đồng (3), dọc tay biên và bạc đồng (3) có khoan đường dẫn dầu bôi trơn, để dẫn dầu bôi trơn cho bàn trượt. Ngang tay biên có khoan đường dẫn dầu vuông góc với đường đãn dầu dọc tay biên và được bắt vít hở dẫn dầu. Trên bạc lắp với cổ trục khuỷu người ta làm rãnh dẫn và chứa dầu bôi trơn. Bạc thường được đổ bằng babít để tăng khả năng chịu mài mòn. Trên mỗi bu long biên có chỉ ra trị số dãn dài cho phép. Khi độ dãn > 0,3 mm phải thay thế, bu long biên (4) được thay sau khi máy chạy được 60.000 giờ.

Một phần của tài liệu Cấu tạo, vận hành, bảo dưỡng máy nén khí 2BM4 – 9/101 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w