NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Một phần của tài liệu Cấu tạo, vận hành, bảo dưỡng máy nén khí 2BM4 – 9/101 (Trang 31 - 33)

5.1. Trục cơ

12 2 4 5 6 3

Hình 5.1 : Cấu tạo trục cơ

1. Cổ khuỷu 2. Ổ bi đỡ trục 3. Rãnh then 4. Bánh đà 5. Bánh răng 6. Phớt kín

- Trục cơ nhận chuyển động quay tròn từ động cơ, cùng với biên tạo ra chuyển động tịnh tiến của piston, trục cơ chịu tải trọng uốn và xoắn. Trục cơ là chi tiết cơ bản và quan trọng của máy nén, trên trục cơ có hai khuỷu để lắp với biên độ sai lệch tâm trục khuỷu bằng một nửa quãng chạy của pittông. Hai đầu trục cơ được lắp ổ bi trụ đỡ, ở đầu của trục cơ phía bánh đà người ta gia công rãnh then (3) để lắp với mayơ của bánh đà (4). (May ơ của bánh đà là chi tiết rời được lắp ghép với bánh đà nhờ bu lông kẹp). Đầu còn lại được gia công bánh răng (5) để nhận chuyển động từ khớp nối răng trong. Từ hộp số trên trục cơ người ta khoan tạo đường dẫn dầu cho trục khuỷu, đầu còn lại kẹp ống then hoa để chuyển động từ trục cơ tới quạt gió và tới các trục bơm dầu bôi trơn cho máy nén. Vật liệu chế tạo trục cơ là bằng thép 40,50 hay 40x. Các ngỗng trục lắp biên, ổ đĩa được tôi bằng dòng điện cao tần có độ thấm sâu 2 ÷ 3 mm để đảm bảo độ cứng, độ mài mòn và tính dẻo dai.

5.1.2. Các dạng hỏng của trục cơ và nguyên nhân của chúng- Các dạng hỏng thường gặp: - Các dạng hỏng thường gặp: + Mòn, xước, tróc rỗ bề mặt cổ trục + Lệch má trục khuỷu + Mòn, có độ côn, độ ô van ở chỗ lắp ổ bi + Then bị cắt dập

+ Nứt nhỏ hay mòn phần bán kính góc lượn tại phần chuyển tiếp + Cong trục cơ

Một phần của tài liệu Cấu tạo, vận hành, bảo dưỡng máy nén khí 2BM4 – 9/101 (Trang 31 - 33)