Triển vọng của việc sử dụng dầu Jatropha làm nhiên liệu cho động cơ diesel:

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp sử dụng hỗn hợp dầu Jatropha và dầu diesel làm nhiên liệu động cơ diesel (Trang 35 - 36)

diesel:

Phát hiện quan trọng nhất từ Jatropha là lấy hạt làm nguyên liệu sản xuất dầu diesel sinh học.

Hạt Jatropha có hàm lượng dầu trên 30%, từ hạt ép ra dầu thô, từ dầu thô tinh luyện được diesel sinh học và glyxerin. Mặc dầu diesel sinh học được sản xuất từ nhiều loại nguyên liệu: cải dầu, hướng dương, đậu tương, dầu cọ, mỡ động vật…, nhưng sản xuất từ Jatropha vẫn có giá thành rẻ nhất, chất lượng tốt, tương đương với dầu diesel hóa thạch truyền thống.

Nếu 1 ha Jatropha đạt năng suất 8-10 tấn hạt/ha/năm có thể sản xuất được 3 tấn diesel sinh học. Loại dầu này sẽ thay thế được 1 phần dầu diesel truyền thống đang cạn kiệt, giảm thiểu được lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, là loại dầu cháy hết và không có lưu huỳnh, là dầu sạch, thân thiện với môi trường.

Hạt Jatropha sau khi ép dầu, 30% là sản phẩm dầu, 70% là khô dầu, có hàm lượng protein khoảng 30%, dùng làm phân hữu cơ quý, nếu khử hết độc tố có thể làm thức ăn gia súc cao đạm.

Một ha Jatropha, giả thiết đạt 10 tấn hạt/ha/năm sẽ thu được các loại sản phẩm chủ yếu có giá trị cao như sau:

- dầu diesel sinh học: 3 tấn x 700 USD/tấn = 2.100 USD - bã khô dầu: 7 tấn x 300 USD/tấn = 2.100 USD

Như vậy 1 ha Jatropha tạo ra giá trị khoảng 4.200 USD/năm (hơn 60 triệu đồng/ha/năm), lợi nhuận thu được sẽ phân phối cho nông dân sản xuất nguyên liệu và nhà đầu tư công nghiệp chế biến dầu.

Jatropha còn tạo ra hiệu ứng xã hội cực kỳ to lớn. Do trồng ở các vùng miền núi nghèo túng, cây Jatropha sẽ tạo nhiều việc làm và thu nhập khả quan cho đồng bào các dân tộc, trong khi cho đến nay, trên đất dốc còn lại của các

vùng này vẫn chưa tìm kiếm được bất cứ cây gì khả dĩ trồng được trên diện tích lớn, có thu nhập cao, lại có thị trường ổn định. [6]

2.4 Phương pháp dùng dầu Jatropha làm nhiên liệu:

Việt Nam là nước có khí hậu cận nhiệt đới với thảm thực vật phong phú do đó nguồn nguyên liệu cho việc sản xuất dầu thực vật cũng phong phú theo. Dầu thực vật Việt Nam được chế biến từ các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật gồm: Đậu nành, đậu tương, đậu phụng (lạc), vừng, dừa, cám gạo…trong đó phổ biến nhất là dầu dừa: 39.320 tấn, đậu nành 29.170 tấn và lạc 17.800 tấn - số liệu năm 2005 [5] và gần đây nhất là dầu Jatropha với nhiều triển vọng. Thành phần chủ yếu của các lọai dầu này là Ester của axit béo và glycerine. Đặc điểm của dầu thực vật nguyên chất là có độ nhớt cao, tan tốt trong các dung môi hữu cơ không phân cực như Ete, acetone…

Hỗn hợp nhiên liệu dầu Jatropha-diesel (J-D) không có chất xúc tác là sản phẩm của quá trình pha trộn theo tỷ lệ phần trăm giữa dầu Jatropha và dầu diesel. Đây là giải pháp nhằm làm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu diesel truyền thống, sử dụng cho động cơ đốt trong. Tuy nhiên độ nhớt quá lớn so với diesel, ma sát nội giữa các phần tử của dầu cao, cản trở sự chảy của dầu trong đường ống, làm khả năng thông qua của dầu trong bầu lọc kém, chất lượng phun nhiên liệu và hòa trộn hỗn hợp xấu làm thời gian cháy kéo dài và cháy không hoàn toàn lượng nhiên liệu được cấp vào buồng đốt gây ảnh hưởng xấu đến các chỉ tiêu kinh tế và hiệu quả của động cơ.

Để sử dụng dầu Jatropha làm nhiên liệu, cần áp dụng những phương pháp xử lý dầu để tính chất của nó gần giống với nhiên liệu diesel.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp sử dụng hỗn hợp dầu Jatropha và dầu diesel làm nhiên liệu động cơ diesel (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)