Ưu nhược điểm của thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong công tác thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại. pptx (Trang 40 - 43)

III. Thư tín dụng thương mại là công cụ quan trọng

4. Ưu nhược điểm của thanh toán quốc tế

chứng từ.

4.1. Ưu điểm:

Hiện nay, phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng rộng rãi phổ biến trong thanh toán quốc tế giữa các quốc gia với nhau. Trong tương lai, phương thức này chắc chắn vẫn là phương thức chủ yếu trong thanh toán thương mại quốc tế.

Bởi lẽ trong quan hệ mua bán thì người bán muốn thu hồi nhanh, an toàn số tiền bán của họ, còn người mua thì lại muốn có hàng trong tay thì mới trả tiền, nếu trả tiền trước họ không biết được hàng hóa có được giao đúng theo hợp đồng hay không, người bán thì khi giao hàng họ không biết chắc được có thu hồi được tiền hay không. Biện pháp thỏa hiệp giữa hai bên là việc thanh toán sẽ được tiến hành sau khi giao hàng tượng trưng, tức là giao các chứng từ di chuyển sở hữu hàng hóa từ người bán sang người mua và ngân hàng có chức năng trung gian thanh toán là người thích hợp nhất để thực hiện quá trình này.

Đồng thời khi tiến hành nghiệp vụ này ngân hàng thu được một khoản lợi ích như thủ tục phí khá lớn, ngoài ra ngân hàng còn huy động thêm một khoản tiền gửi (khi có kí quỹ) phục vụ cho các hoạt động của các nghiệp vụ khác như cho vay xuất nhập khẩu, bảo lãnh, xác nhận.

Theo phương thức tín dụng chứng từ thì quyền lợi của người bán được bảo đảm trên cam kết bằng L/C của ngân hàng mở L/C miễn là họ xuất trình được chứng từ thanh toán phù hợp với điều kiện thanh toán của L/C. Quyền

lợi của người nhập khẩu được bảo đảm vì họ chỉ phải trả tiền khi người bán đã giao hàng theo đúng L/C. Đây chính là lí do khiến cho phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế.

4.2. Nhược điểm.

Tuy nhiên, phương thức thanh toán này cũng còn hạn chế, xuất phát từ việc ngân hàng chỉ có thể khống chế được về mặt hình thức của chứng từ, chứ không thể kiểm soát được tính chất pháp lí hay tính xác thực của các loại chứng từ đó. Việc người bán có thể không trung thực trong việc lập chứng từ thanh toán như giả mạo chứng từ, hoặc thay đổi chứng từ để đi nhận tiền trong khi giao hàng không phù hợp với các điều khoản đã ghi trong L/C là điểm hạn chế của phương thức tín dụng chứng từ.

Bên cạnh đó, nếu người mua và người bán không thiện chí với nhau, người mua có thể tìm ra lỗi rất nhỏ trên chứng từ để từ chối thanh toán tiền mặc dù hàng hóa rất đúng phẩm chất, chất lượng và thời hạn như quy định.

Ngoài ra nhược điểm lớn nhất là phải thanh toán theo quy trình rất tỉ mỉ, máy móc đòi hỏi các bên tiến hành rất cẩn thận, nhất là khâu lập và kiểm tra chứng từ. Chỉ cần một sơ suất nhỏ trong việc lập chứng từ và kiểm tra chứng từ cũng có thể trở thành nguyên nhân bác bỏ việc thanh toán.

5.Những vấn đề sử dụng phương thức tín dụng chứng từ.

Văn bản pháp lý quốc tế thông dụng của tín dụng chứng từ là “Quy tắc và cách thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” bản sửa đổi 1995 của phòng thương mại quốc tế phát hành số 500. Bản quy tắc này mang tính chất pháp lý tùy ý, có nghĩa là khi áp dụng nó các bên tham gia phải thỏa thuận ghi vào văn bản của hợp đồng và phải được dẫn chiếu trong L/C.

UCP (Uniform Customs and Pratice for Documentary Credit) là văn bản pháp lý chứa đựng những nguyên tắc không có tính chất bắt buộc do vậy các bên sử dụng có quyền lựa chọn. Những quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ là một yếu tố quan trọng trong buôn bán quốc tế và nó ngày càng trở nên cần thiết hơn trong thanh toán quốc tế. Đó là do thực tiễn buôn bán quốc tế tiếp tục đòi hỏi phải có một tập hợp các quy phạm quốc tế thừa nhận để đIều chỉnh việc sử dụng tín dụng chứng từ. Từ khi ra đời đến nay “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (UCP) đã được điều chỉnh thường xuyên. Mỗi lần điều chỉnh sửa đổi đều do những thay đổi trong kỹ thuật vận tải và thủ tục chứng từ đòi hỏi phải đáp ứng kịp thời. Thanh toán quốc tế được tiến hành giữa người mua và người bán hàng, giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu nên phải tôn trọng các luật lệ và tập quán của hai nước đang áp dụng có liên quan các quan hệ kinh tế đối ngoại của họ.

UCP không ràng buộc về mặt pháp lý với các nước trên thế giới cũng như không mang tính luật pháp quốc tế. Việc các nước tham gia áp dụng quy tắc này là hoàn toàn tự nguyện. Các bên tham gia vào tín dụng chứng từ sẽ bị ràng buộc bởi UCP mỗi khi tín dụng chứng từ có dẫn chiếu đến việc áp dụng UCP để giải quyết các tranh chấp nếu có.

Hiện nay, UCP 1993 bản 500 được coi là hoàn chỉnh nhất và ngày càng nhiều ngân hàng các nước khác nhau thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế. UCP này thực sự được coi là cẩm nang cho nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ.

Do vậy hiện nay ở Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và các đơn vị kinh doanh ngoại thương đã thống nhất sử dụng bản quy tắc này

như là một văn bản pháp lý điều chỉnh các loại thư tín dụng được áp dụng trong thanh toán quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong công tác thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại. pptx (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)