Tên, địa chỉ những người liên quan đến L/C

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong công tác thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại. pptx (Trang 27 - 30)

III. Thư tín dụng thương mại là công cụ quan trọng

1. Nội dung chủ yếu của L/C

1.2. Tên, địa chỉ những người liên quan đến L/C

Những người liên quan đến L/C được chia làm hai loại:

* Các thương nhân: Bao gồm người nhập khẩu (người mở L/C)và người xuất khẩu (người hưởng lợi).

* Các ngân hàng liên quan đến L/C: Bao gồm ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo, ngân hàng hoàn trả, ngân hàng xác nhận ngân hàng chiết khấu.

- Ngân hàng mở L/C (the Opening Bank or the Issuing Bank) là ngân hàng được hai bên mua bán thỏa thuận lựa chọn và quy định trong hợp đồng, nếu chưa có quy định trước thì người nhập khẩu có quyền lựa chọn. Quyền lợi và nghĩa vụ của ngân hàng mở L/C như sau:

+ Căn cứ vào đơn xin mở L/C của người nhập khẩu để mở L/C và tìm cách thông báo nội dung L/C đó cùng với việc gửi bản gốc L/C cho người xuất khẩu. Thông thường việc thông báo và gửi L/C cho người xuất khẩu phải thông qua một ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu.

+ Sửa đổi, bổ sung những yêu cầu của người xin mở L/C, của người xuất khẩu đối với L/C đã được mở, nếu có sự đồng ý của họ.

+ Kiểm tra chứng từ thanh toán của người xuất khẩu gửi đến, nếu thấy các chứng từ phù hợp với những điều quy định trong L/C và không mâu thuẫn lẫn nhau thì có thể thương lượng và trả tiền cho người xuất khẩu và đòi lại tiền ngân hàng người nhập khẩu, ngược lại thì từ chối thanh toán.

+ Kiểm tra chứng từ thanh toán của người xuất khẩu gửi đến, ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra “bề ngoài” của chứng từ xem có phù hợp với L/C hay không, chứ không chịu trách nhiệm về kiểm tra tính chất pháp lý của chứng từ, tính chất xác thực của chứng từ... Mọi sự tranh chấp về tính chất “bên trong” của chứng từ là do người xuất khẩu và người nhập khẩu tự giải quyết.

+ Ngân hàng được miễn trách nhiệm khi ngân hàng rơi vào các trường hợp bất khả kháng như chiến tranh, đình công, nổi loạn, khởi nghĩa, lụt lội, động đất, hoả hoạn... Nếu L/C hết hạn giữa lúc đó, ngân hàng cũng không chịu trách nhiệm thanh toán những bộ chứng từ gửi đến vào dịp đó, trừ khi đã có những quy định dự phòng.

+ Mọi hậu quả phát sinh do lỗi lầm của mình, ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm, ngân hàng được hưởng một khoản thủ tục phí mở L/C theo quy định của từng ngân hàng.

- Ngân hàng thông báo (the Advising Bank): Thường là các ngân hàng đại lý của ngân hàng mở L/C ở nước người xuất khẩu. Quyền lợi và nghiã vụ của ngân hàng thông báo như sau:

+ Khi nhận được điện thông báo của ngân hàng mở L/C về việc mở L/C, ngân hàng này sẽ chuyển toàn bộ nội dung L/C đã nhận được cho người xuất khẩu dưới hình thức văn bản.

+ Ngân hàng thông báo chỉ chịu trách nhiệm chuyển nguyên văn bức điện đó, chứ không chịu trách nhiệm phải dịch, diễn giải các từ chuyên môn ra tiếng địa phương. Nếu ngân hàng thông báo sai thì phảI chịu trách nhiệm. Do đó cuối bức đIện mở L/C thường có câu: “Please note that we assume no responsibility for any error and/or ommision in the transmisson and/or translation of the cable”. Tức là: “Xin lưu ý, chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ sự lỗi lầm hay thiếu sót trong khi chuyển và dịch bức điện này”.

+ Khi nhận được bộ chứng từ thanh toán của người xuất khẩu chuyển đến, ngân hàng phảI chuyển ngay và nguyên vẹn bộ chứng từ thanh toán đó đến ngân hàng mở L/C. Ngân hàng không chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh do sự chậm trễ hoặc mất mát chứng từ trên đường đi đến ngân hàng mở L/C, miễn là chứng minh được rằng mình đã gửi nguyên vẹn và đúng hạn bộ chứng từ đó qua bưu điện.

- Ngân hàng hoàn trả (the Negotiating Bank or the Paying Bank): Có thể là ngân hàng thông báo mở L/C và có thể là một ngân hàng khác do ngân hàng mở L/C ủy nhiệm. Nếu địa điểm trả tiền được quy định tại nước người nhập khẩu thì ngân hàng trả tiền thường là ngân hàng mở L/C. Trách nhiệm của ngân hàng trả tiền giống như ngân hàng mở L/C khi nhận được bộ chứng từ thanh toán của người xuất khẩu gửi đến.

- Ngân hàng xác nhận (the Confirming Bank): Là ngân hàng đứng ra xác nhận cho ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của họ, ngân hàng xác nhận

thường là một ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế hoặc ngân hàng thông báo.

Ngân hàng mở L/C phải yêu cầu một ngân hàng khác phải xác nhận cho mình sẽ làm giảm uy tín của mình. Mặt khác, muốn được xác nhận thì ngân hàng mở L/C phải trả thủ tục phí rất cao và đôi khi phải đặt cọc trước, mức tiền đăt cọc có thể đạt tới 100% giá trị của thư tín dụng (full cash cover).

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong công tác thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại. pptx (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)