Đơn giá tiền lương

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng chính sách tiền lương của công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng (Trang 43 - 48)

Công thức mà công ty áp dụng: Vđg=Vgiờ*Tsp, trong đó Vđg là đơn giá tiền lương; Vgiờ là tiền lương giờ để tính đơn giá; Tsp là thời gian hao phí lao động trên một đơn vị sản phẩm.

Việc xây dựng đơn giá tiền lương của công ty dựa vào các cơ sở sau: - Xác định kế hoạch sản xuất kinh doanh: Dựa trên cơ sở dự kiến kế hoạch sản xuất và dịch vụ tư khai thác của công ty năm 2008 và kế hoạch định hướng của Tổng công ty xi măng Việt Nam giao Cổ phần vật tư vận tải xi măng.

- Xác định số lao động cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh: căn cứ từng công đoạn và quy trình sản xuất kinh doanh, việc

phân công, bố trí lao động cần thiết cho từng đơn vị ở các địa bàn khác nhau phải phù hợp với đặc điểm tình hình để hoàn thành kế hoạch sản lượng của từng mặt hàng.

- Xác định định mức lao động: Căn cứ thông tư số 06/2005/TT- LĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ lao động thương binh xã hội hướng dẫn phương pháp xây dựng định mức lao động trong các công ty Nhà nước.Ở đây công ty áp dụng phương pháp định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm, đó là: Xây dựng định mức lao động theo số lao động cần thiết, công thức:

Số lao động cần thiết * Thời gian lao động cho mặt hàng người/tháng

Tsp=

Sản lượng kế hoạch 1 tháng

Theo các căn cứ này thì công ty xây cụ thể các bảng sau để tính đơn giá tiền lương:

Bảng 2.3.1:Các chỉ tiêu xây dựng đơn giá tiền lương theo đơn vị sản phẩm năm 2008.

TT Chỉ tiêu tính đơn giá tiền lương Đvị tính Năm 2007KH TH Năm 2008

I Chỉ tiêu SX-KD tính đơn giá

1 Tr.VNĐ 783.562 690000 1.154.351

2 Tổng chi(chưa có lương) Tr.VNĐ

3 Lợi nhuận Tr.VNĐ 6.182 8000 10500

4 Tổng các khoản phải nộp NN Tr.VNĐ 2000 2000 2830

II Đơn giá tiền lương

1 Định mức lao động

2 Lao động định mức người 350 340

3 Lao động thực tế sử dụng bình quân người 282

4

Hệ số lương cấp bậc công việc bình

quân 3,29 3,18 3,18

5 Hệ số phụ cấp BQ trong ĐG 0,18 0,18 0,14

6 Lương tối thiểu DN áp dụng 1000đ/th 1350 1350 1600

7 Chênh lệch TL của CB chuyên trách Tr.VNĐ 70

8 QTL làm việc ban đêm Tr.VNĐ

9 Đơn giá tiền lương

10 Quỹ lương kế hoạch theo đơn giá TL Tr.đồng 15.946 13.801 15.715

III Tổng quỹ lương tính theo đơn giá Tr.đồng 572 244 500

IV Quỹ tiền lương bổ sung 16.518 14.045 16.215 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

V Tổng quỹ tiền lương

VI Năng suất lao động bình quân

Tr.đồng/n ăm 2.239 3.395 1 NSLĐ tính theo lao động định mức Tr.đồng/n ăm 2.239 2.447 3.395 2 NSLĐ tính theo lao động thực tế sử dụng BQ

VII Tiền lương bình quân theo đơn giá

1 TL BQ tính theo lao động định mức 1000 đ/th 2.933 3,974

2 TL BQ tính theo lao động thực tế sử dụng BQ 1000 đ/th 2.933 4.078 3,974

Qua bảng 2.3.1 trên ta thấy công ty đã xây dựng mô hình tính đơn giá tiền lương một cách tõ ràng dựa trên những kết quả kinh doanh của công ty và số lao động cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.3.2: Kế hoặch sản xuất kinh doanh và bố trí lao động năm 2008

TT Tên công việc Đvị tính Sản lượng năm Sản lượng 1 tháng LĐ định biên 1 Than cám Tấn 1.365.000 113.750 212 2 Đá bô xít Tấn 15.000 1.250 3 3 Đá Ba zan Tấn 70.000 5.833 5 4 Đá si líc Tấn 50.000 4.167 8 5 Klinker Tấn 10.000 833 1 6 V/c xi măng ra cảng sông Tấn 120.000 10.000 3 7 V/c xi măng ra cảng biển Tấn 30.000 2.500 4 8 Doanh thu V/c than bằng xà lan 1000đ 6.469.783 539.149 58 9 áp tải than đường sắt Tấn 140.000 11.667 2

10 Sản xuất xỷ tuyển Tấn 0 15

11 Sản xuất tro bay Tấn 0 15

12 Tiêu thụ tro bay Tấn 0 5

13 Tiêu thụ xỷ don, than phế liệu Tấn 30.000 2.500 5

Tổng 340

(Nguồn: Phòng TCLĐ-CtyCP Vật tư- vận tải- xi măng )

Thông qua số liệu của bảng 2.3.2 trên ta thấy số lao động định biên từng mặt hàng của công ty được tính theo sản lượng. Việc định biên lao động là cần thiết đối với công ty vì định biên lao động hợp lý thì hiệu quả sản xuất của từng mặt hàng sẽ cao tránh được dư thừa lao động của mặt hàng này hay thiếu hụt nhân lực ở mặt hàng kia, và như vậy công ty cũng tiết kiệm được chi phí về tiền lương. Nhưng mà đây chỉ là định biên lao động theo từng mặt hàng trong khi đó thì có nhiều đơn vị một lúc lại đảm nhiệm nhiều mặt hàng

khác nhau như vậy việc định mức có thể không chính xác, chưa kể có thời gian công nhân nhàn rỗi. Vì vậy công ty nên có sự điều chỉnh để phù hợp hơn. Ví dụ, việc tính hao phí cho một lao động của công ty tính cho từng mặt hàng than cám như sau:

212 người*21 công *8 giờ/công

Tsp= = 0,315 giờ/tấn

113.000 tấn/tháng TL minDN*(Hcv+Hpc) Vgiờ=

Tổng số giờ công chế độ(22*8 giờ)

Trong đó: TL min DN là tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp( 1.600.000 đ/tháng)

Hcv và Hpc lần lượt là hệ số cấp bậc công việc bình quân và hệ số phụ cấp bình quân tính trong đơn giá tiền lương.

Theo kế hoạch 2008 thì: TL min= 1.600.000 đ Hcv= 3,18

Hpc= 0.14 1.600.000 đồng*(3,18+0,14)

Nên Vgiờ= = 30,182 đồng/giờ

22*8

Vậy đơn giá tiền lương của một công nhân than cám là Vđg=0.515*30,182=9.507,3(đ/tấn)

Và như vậy công ty đã lập được bảng đơn giá tiền lương của các mặt hàng( theo phụ lục 1).

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng chính sách tiền lương của công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng (Trang 43 - 48)